Bệnh vẩy nến có ngứa không? Tại sao bệnh vẩy nến lại gây ngứa? Phương pháp giảm ngứa do bệnh vẩy nến là gì?… Đó là thắc mắc cần được giải đáp của không ít người.
Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh ngoài da thường gặp, biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ với vẩy trắng phủ lên như sáp nến, phân biệt ranh giới rất rõ với vùng da lành xung quanh. Một trong những đặc trưng nổi bật của bệnh là gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ của bệnh nhân.
Tại sao bệnh vẩy nến lại gây ngứa ngáy, khó chịu? Nguyên nhân là do vùng da bị bệnh kích thích những sợi thần kinh dưới da, gây ngứa, thôi thúc bệnh nhân phải cào, gãi, dẫn tới tình trạng dễ nhiễm khuẩn. Do đó, các bác sĩ da liễu thường khuyên bệnh nhân không nên cào gãi.
Một trong những phương pháp đơn giản để giảm ngứa ở người bị vẩy nến là giữ ẩm da. Người bệnh có thể tiến hành giữ ẩm da bằng cách đắp khăn ướt lên vùng da bị ngứa, ngâm da trong nước ấm khoảng 15 phút sau đó thoa kem dưỡng ẩm.
Bên cạnh đó, có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác như sử dụng sản phẩm làm ẩm, bong vẩy thoa tại chỗ, thuốc điều hoà miễn dịch, thuốc chống trầm cảm… hay sản phẩm có thành phần chính là cây sói rừng và các dược thảo khác có tác dụng chống viêm, giảm đau rát, phục hồi, làm cân bằng hệ thống miễn dịch của cơ thể, ức chế đặc hiệu, chỉ tác động tới các tế bào miễn dịch bất thường. Từ đó giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, bong vẩy… và ngăn chặn vẩy nến tái phát.
Để cải thiện triệu chứng của vẩy nến, bệnh nhân cần giữ tâm lý luôn thoải mái, lạc quan, đồng thời kết hợp sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da theo chỉ định của bác sĩ da liễu.
Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp về vẩy nến có ngứa không, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 55 88 92 để được giải đáp.