Bệnh tiểu đường là gì?

Tham vấn bác sĩ

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường đang gia tăng toàn cầu và trở thành một trong những thách thức lớn đối với y tế cũng như sự phát triển của nhiều quốc gia trong thế kỷ 21. Mặc dù vậy không phải ai cũng hiểu chính xác bệnh tiểu đường là gì, có những triệu chứng như thế nào, cách phòng bệnh ra sao? Bài viết sau sẽ cung cấp tới độc giả một số thông tin khái quát về căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường đang gia tăng toàn cầu và trở thành một trong những thách thức lớn đối với y tế.

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường đang gia tăng toàn cầu và trở thành một trong những thách thức lớn đối với y tế.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là bệnh liên quan đến nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu bởi nguyên nhân tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc insulin khi đó bị giảm vì tác động của cơ thể.
Bệnh tiểu đường là một bệnh mạn tính, ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc sống của người bệnh.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Ở các bệnh nhân tiểu đường, tuyến tụy sản xuất rất ít hoặc không sản xuất insulin.

Ở các bệnh nhân tiểu đường, tuyến tụy sản xuất rất ít hoặc không sản xuất insulin.

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không thể duy trì ổn định nồng độ glucose (đường) trong máu. Glucose là một dạng của đường, nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Để có thể duy trì hoạt động của các cơ quan, cơ thể sẽ phải chuyển đổi glucose thành năng lượng. Quá trình này cần sự tham gia của một hormone gọi là insulin. Ở các bệnh nhân tiểu đường, tuyến tụy sản xuất rất ít hoặc không sản xuất insulin. Do đó khi người bệnh ăn uống, thức ăn sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng. Glucose sẽ tích tụ ở trong máu dẫn tới tình trạng nồng độ glucose trong máu tăng cao. Đây chính là cơ chế hình thành bệnh tiểu đường.
Ba điều cần biết về bệnh tiểu đường:

  • Bệnh tiểu đường được chia thành nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là bệnh tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2 và tiểu đường thai kỳ.
  • Tất cả các loại bệnh tiểu đường rất phức tạp, đòi hỏi phải điều trị và theo dõi hàng ngày.
  • Bệnh tiểu đường không phân biệt tuổi tác, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng

Một trong số những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường là nhồi máu cơ tim.

Một trong số những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường là nhồi máu cơ tim.

Bệnh tiểu đường có thể được kiểm soát nhưng các biến chứng tiềm năng là như nhau ở cả bệnh tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2 và tiểu đường thai kỳ, bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh thận, cắt cụt chân tay, trầm cảm, lo âu và mù lòa.
Thống kê về bệnh tiểu đường:

  • Là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người lớn tuổi.
  • Là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới suy thận và lọc máu.
  • Làm tăng gấp 4 lần nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Là một trong những nguyên nhân chính gây cắt cụt chi.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần cũng như sức khỏe thể chất. Khoảng 30% người bệnh tiểu đường gặp phải tình trạng trầm cảm, lo lắng và đau khổ.
Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là cách hiệu quả để giảm bớt nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm nêu trên.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Khát nước, đi tiểu nhiều là một trong những triệu chứng mà người bệnh tiểu đường có thể gặp phải.

Khát nước, đi tiểu nhiều là một trong những triệu chứng mà người bệnh tiểu đường có thể gặp phải.

Trong bệnh tiểu đường loại 1, các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột và có thể đe dọa tính mạng , do đó thường được chẩn đoán nhanh chóng. Trong bệnh tiểu đường loại 2, nhiều người không triệu chứng gì cả, trong khi các triệu chứng khác lại bị nhầm lẫn với biểu hiện của tuổi tác. Vì thế tới khi các triệu chứng xuất hiện, bệnh đã tiến triển nghiêm trọng.
Sau đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường:

  • Khát nước, đi tiểu nhiều
  • Cảm thấy mệt mỏi và lờ đờ
  • Hay cảm thấy đói
  • Vết thương chậm lành
  • Ngứa, nhiễm trùng da
  • Nhìn mờ
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân (bệnh tiểu đường loại 1)
  • Dần dần tăng cân (bệnh tiểu đường loại 2)
  • Nhức đầu
  • Chóng mặt
  • Chuột rút ở chân

Nếu phát hiện có một trong những triệu chứng nêu trên, cần nhanh chóng tới ngay bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital