Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như khả năng vận động. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không

 

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của người bệnh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp mà những người thường xuyên hoạt động nặng hoặc hay phải ngồi lâu có nguy cơ cao mắc phải. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ phần nào của cột sống như phần cột sống cổ, cột sống thắt lưng. Người bệnh có các triệu chứng như đau, tê mỏi vùng thắt lưng lan xuống mông, đùi và cẳng chân, yếu cơ…
Với câu hỏi “bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không”, theo các bác sĩ bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh.
Nguy hiểm nhất là người bệnh có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tủy cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.
Bệnh nhân cũng có nguy cơ bị teo cơ các chi nhanh chóng, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày thậm chí mất khả năng lao động.

Nguy hiểm nhất là người bệnh có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tủy cổ.

Nguy hiểm nhất là người bệnh có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tủy cổ.

Ngoài ra thoát vị đĩa đệm còn kéo theo các biến chứng khác như:
– Rối loạn vận động: bại và liệt cơ ở hai chân do rễ thần kinh chi phối bao gồm rối loạn cơ thắt: trong tổn thương các rễ vùng xương cùng có biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, nước tiểu luôn chảy rỉ một cách thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu.
– Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quãng, cơn đau xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ. Khi đi tiếp một đoạn nữa, cơn đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ.
– Đau rễ thần kinh: xuất hiện sau giai đoạn đau lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu. Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện. Đau giảm dần khi nằm nghỉ tại giường. Đây là kiểu đau mang tính chất cơ học thường gặp trong cơ chế xung đột giữa đĩa đệm với rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó người bệnh còn bị rối loạn cảm giác, thường gặp nhất là giảm cảm giác nông (nóng, lạnh, xúc giác) ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương.
– Hội chứng đuôi ngựa: có biểu hiện là đau một cách dữ dội, người bệnh không chịu nổi, đòi hỏi phải cấp cứu về thần kinh. Các triệu chứng khác bao gồm liệt cơ,  mất cảm giác, rối loạn cảm giác… Trường hợp chứng đuôi ngựa dưới có thể gây có thể gây rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu, không có liệt hoặc chỉ liệt một số động tác của bàn chân. Trong khi đó hội chứng đuôi ngựa giữa thì có triệu chứng liệt gấp cẳng chân, liệt các động tác của bàn chân và ngón chân, mất cảm giác toàn bộ ngón chân, mất cảm giác toàn bộ cẳng chân, bàn chân, mặt sau đùi và mông, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi.

Để hạn chế những thiệt hại mà bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây ra, người bệnh nên đi khám và điều trị sớm khi phát hiện thấy các triệu chứng của bệnh.

Để hạn chế những thiệt hại mà bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây ra, người bệnh nên đi khám và điều trị sớm khi phát hiện thấy các triệu chứng của bệnh.

Tất cả các biến chứng nêu trên không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn gây tốn kém về chi phí điều trị. Để hạn chế những thiệt hại mà bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây ra, người bệnh nên đi khám và điều trị sớm khi phát hiện thấy các triệu chứng của bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital