Bệnh lao xương có LÂY không & có NGUY HIỂM không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Lao xương khớp chính là một thể của lao phổi rất nguy hiểm thậm chí tiềm ẩn nguy cơ tàn phế do viêm khớp nghiêm trọng. Bệnh tấn công vào các khớp lớp trên cơ thể và phá hủy bộ khung nâng đỡ. Do tính chất nguy hiểm của bệnh, không ít người thắc mắc không biết lao xương khớp có lây không? Cần điều trị bệnh như thế nào để bảo vệ hệ thống xương khớp? Trong bài viết này, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc sẽ cung cấp tới độc giả nhiều thông tin hữu ích.

Bệnh lao xương là gì?

Lao xương khớp là bệnh hệ thống xương khớp do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis (MTB). Thông thường, lao xương khớp là bệnh thứ phát do vi khuẩn lao từ phổ hoặc từ hệ tiêu hóa theo đường máu đến khu trú ở một vị trí xương khớp nhất định và gây bệnh tại đó.

Bệnh lao xương khớp có lây không là thắc mắc của nhiều người

Bệnh lao xương khớp có lây không là thắc mắc của nhiều người

Lao xương khớp còn được gọi là lao ngoài phổi, có thể gặp ở mọi lức tuổi nhiễm bệnh. Tỷ lệ gây bệnh cao nhất chính là tại cột sống, khoảng 60 – 70%, ít hơn ở khớp háng 10% và khớp gối khoảng 5%. Ở các xương xốp, xương lớn đảm nhiệm vai trò nâng đỡ cơ thể sẽ có nguy cơ bị tấn công càng cao.

Nguyên nhân bệnh lao xương khớp

Vi khuẩn lao người được coi là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất cho bệnh nhân lao xương khớp, lao bò và vi khuẩn kháng cồn kháng toán không điển hình thường ít gặp hơn. Bệnh xảy ra sau lao sơ nhiễm khoảng 2 – 3 năm và có khả năng lan rộng đến hệ thống xương khớp lớn toàn cơ thể.

Những đối tượng dễ bị lao xương khớp thường là:

  • Trẻ em không được tiêm phòng lao
  • Tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây
  • NGười đang điều trị lao xơ nhiễm, lao phổi, lao ngoài phổi nào đó.
Vi khuẩn lao tấn công vào các xương lớn trên cơ thể

Vi khuẩn lao tấn công vào các xương lớn trên cơ thể

Bệnh lao xương khớp có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, lao xương khớp tấn công trực tiếp đến các xương khớp lớn của cơ thể, gây viêm khớp, khiến xương dễ gẫy. Các khớp chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là cột sống, khớp háng., các khớp này đóng chứng năng nâng đỡ cơ thể. Khi bị tấn công, chúng có thể bị hủy hoại hoàn toàn và dễ gãy.

Các khớp có dấu hiệu nhiễm khuẩn, áp xe, sưng khớp gây nên các biến chứng teo cơ vận động, gù vẹo cột sống, gấp khúc đốt sống, chèn ép vào tủy sống thậm chí có thể tàn phế.

Bệnh lao xương khớp có lây không?

Tất cả các thể của bệnh lao trong đó có lao xương khớp đều có khả năng lây lan cao. Nhất là khi người bệnh chưa được tiêm vắc xin, chưa có miễn dịch với bệnh. Các con đường có thể gây lây nhiễm bao gồm:

+ Vi khuẩn lao lây lan trong không khí nếu bệnh nhân bị lao xương khớp kèm lao phổi.

+ Vi khuẩn lây qua các vết cắt, xây sát trên da, miêm mạc.

+ Lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai.

Do vậy, khi phát hiện người xung quanh bị lao xương khớp, cần cách ly, tránh tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.

Chẩn đoán lao xương khớp và điều trị

Để chẩn đoán lao xương khớp, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp cận lâm sàng như chụp X quang, chụp CT.. để xác định vị trí và mức độ tổn thương. Tùy theo ảnh hưởng của bệnh cũng như thể trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp chữa lao xương khớp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

+ Điều trị nội khoa: Người bệnh dùng các loại thuốc lao trong 2 tháng đầu, kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ của bác sĩ. Thuốc chữa bệnh lao xương khớp thường được chỉ định là phối hợp bốn loại thuốc rimifon, rifampicine, pyrazinamide, ethambutol sử dụng trong 2 tháng đầu. Từ tháng thứ 3, người bệnh chỉ dùng hai loại rimifon và rifampicine. Chú ý cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất, hạn chế tác dụng phụ của thuốc đến sức khỏe.

+ Cố định khớp: Cố định khớp từ 3 – 6 tháng được áp dụng với các trường hợp nhẹ, chẩn đoán sớm và chưa có biến chứng nặng.

+ Phẫu thuật: Áp xe do lao, xương chết, viêm xương nặng hay chèn ép tủy thường được bác sĩ chỉ định phẫu thuật giúp điều trị bệnh hiệu quả, bảo toàn khả năng vận động và mạng sống cho bệnh nhân.

Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị về liều lượng sử dụng thuốc

Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị về liều lượng sử dụng thuốc

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Đầu tư hệ thống máy móc hiện đại như máy chụp cắt lớp vi tính, máy chụp X quang, phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp II, phòng mổ vô khuẩn một chiều… giúp hỗ trợ tốt quy trình khám và chữa bệnh của bác sĩ.

Nếu còn thắc mắc nào về bệnh lao xương khớp có lây không, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc theo tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital