Bệnh huyết áp thấp là bao nhiêu?

Bệnh huyết áp thấp là bao nhiêu, đây là vấn đề mọi người cần quan tâm cảnh giác vì không chỉ huyết áp cao, huyết áp thấp cũng gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh.

Huyết áp thấp là bao nhiêu?

So với mức huyết áp bình thường là 120/80mmHg, người bị huyết áp thấp thường có trị số huyết áp tối đa thấp hơn 100 mmHg, phổ biến là thấp hơn 90/60mmHg. Nhiều người bệnh bị huyết áp thấp thường có chung những biểu hiện bên ngoài như mệt mỏi, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu nhất là khi họ phải thay đổi tư thế đột ngột.

Người bị huyết áp thấp thường có trị số huyết áp tối đa thấp hơn 100 mmHg, phổ biến là thấp hơn 90/60mmHg.

Người bị huyết áp thấp thường có trị số huyết áp tối đa thấp hơn 100 mmHg, phổ biến là thấp hơn 90/60mmHg.

Ai có nguy cơ bị huyết áp thấp?

Huyết áp thấp có thể xảy ra với những đối tượng như:

Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai không chỉ đối diện với nguy cơ huyết áp cao (người ta gọi là tăng huyết áp thai kỳ) mà còn phải đối diện với nguy cơ huyết áp thấp. Cụ thể trong khoảng 24 tuần đầu của thai kỳ, huyết áp tâm thu thường giảm 5 đến 10 mmHg và huyết áp tâm trương giảm nhiều từ 10 – 15 mmHg. Điều này là hết sức bình thường, các trị số huyết áp có thể trở lại bình thường như trước thời kỳ mang thai sau khi người phụ nữ sinh con.

Người bị các vấn đề về tim: Một số bệnh nhân bị tim mạch có thể dẫn đến huyết áp thấp bao gồm nhịp tim rất thấp (nhịp tim chậm), các vấn đề van tim, đau tim và suy tim. Các điều kiện này có thể gây hạ huyết áp, vì ngăn chặn cơ thể có thể lưu thông máu đủ.

Người mắc các bệnh về nội tiết: như tuyến giáp kém, tuyến giáp hoạt động quá mức, người bệnh tiểu đường,… đều có thể gây hạ huyết áp.

Người bị mất nước: Khi cơ thể bị mất nước, có thể dẫn đến tình trạng cơ thể yếu, chóng mặt và mệt mỏi. Sốt, nôn mửa, tiêu chảy nặng, lạm dụng thuốc lợi tiểu và tập luyện vất vả tất cả có thể dẫn đến mất nước.

Cơ thể suy nhược có thể là nguyên nhân gây tụt huyết áp

Cơ thể suy nhược có thể là nguyên nhân gây tụt huyết áp

Người bị mất máu: Mất máu do ảnh hưởng của vết thương lớn hoặc chảy máu nội bộ làm giảm lượng máu trong cơ thể, dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về huyết áp.

Người bị nhiễm trùng nặng: Nhiễm trùng trong cơ thể đi vào máu có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm khuẩn huyết, từ đó có thể dẫn đến đe dọa mạng sống, huyết áp giảm được gọi là sốc nhiễm khuẩn.

Người bị dị ứng trầm trọng (hay còn gọi là sốc phản vệ). Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, và có thể gây khó thở, nổi mề đay, ngứa, sưng cổ họng và hạ huyết áp.

Người bị thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống: Tình trạng thiếu các vitamin B12 và folate có thể gây ra thiếu máu, một tình trạng mà cơ thể không sản xuất đủ các tế bào máu đỏ, gây ra huyết áp thấp.

Người phải sử dụng thuốc điều trị gây huyết áp thấp: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là giảm huyết áp như thuốc lợi tiểu, thuốc cho bệnh Parkinson, một số loại thuốc chống trầm cảm,…

Theo dõi huyết áp thường xuyên, thay đổi thói quen sống và chế độ sinh hoạt, kiểm soát tốt yếu tố nguy cơ là những vấn đề các chuyên gia khuyến cáo giúp bạn phòng ngừa những yếu tố nguy cơ biến chứng do huyết áp thấp gây nên.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp điều trị huyết áp thấp hiệu quả.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe. Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital