Bệnh cường giáp – nguyên nhân và triệu chứng

Tham vấn bác sĩ

Cường giáp là một bệnh lý về tuyến giáp phổ biến, xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. Nắm được nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn có biện pháp phòng người và phát hiện bệnh sớm hơn.

1. Cường giáp là gì?

Cường giáp là một bệnh lý về tuyến giáp phổ biến, xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết

Cường giáp là một bệnh lý về tuyến giáp phổ biến, xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết.

Cường giáp (có tên tiếng Anh là Hyperthyroidism) là tên gọi tắt của cường giáp trạng hoặc cường chức năng tuyến giáp. Bệnh xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết.

Tuyến giáp nằm ở côt, là tuyến nội tiết vô cùng quan trọng, tiết ra hormone tuyến giáp kiểm soát rất nhiều hoạt động của cơ thể. Tuyến giáp có chức năng điều tiết lượng canxi trong máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sự hoạt động của tim, hệ thần đồng thời điều tiết nhiệt lượng cho cơ thể. Nếu bạn có quá nhiều hormone này có nghĩa là bạn mắc bệnh cường giáp.

2. Nguyên nhân gây bệnh cường giáp

Người mắc bệnh cường giáp thường có triệu chứng mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân, nhạy cảm với nhiệt độ

Người mắc bệnh cường giáp thường có triệu chứng mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân, nhạy cảm với nhiệt độ,…

Một số bệnh lý như bệnh Graves (Basedow), nhân độc tuyến giáp, bệnh Plummer (bướu giáp đa nhân hóa độc) và viêm tuyến giáp đều có thể là nguyên nhân gây cường giáp. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh lý này là do bệnh Graves – đây là một loại bệnh tự miễn. Khi mắc bệnh này, tuyến giáp sẽ bị tấn công và dẫn đến bệnh cường giáp.

Ngoài ra, bệnh cường giáp có thể do một số bệnh lý như viêm tuyến giáp, bướu độc hay sử dụng quá nhiều thuốc tuyến giáp.

3. Triệu chứng bệnh cường giáp

Triệu chứng của cường giáp thường không đặc hiệu, khiến cho việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cường giáp thường đa dạng, bao gồm:

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Nhịp tim nhanh, nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim) hay hồi hộp (đánh trống ngực)
  • Tuyến giáp to lan tỏa (bướu cổ), biểu hiện như cổ sưng to
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Thường xuyên có cảm giác thèm ăn
  • Bồn chồn, lo lắng, dễ cáu gắt
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Nhạy cảm với nhiệt độ
  • Thay đổi hoạt động ruột, cụ thể là tăng nhu động ruột
  • Mệt mỏi, yếu cơ
  • Da mỏng, tóc dễ rụng

Người lớn tuổi thường biểu hiện triệu chứng không điển hình, như tăng nhịp tim, sợ nóng và mệt mỏi trong cả các hoạt động bình thường.

4. Biến chứng của bệnh cường giáp

Người mắc bệnh cường giáp cần được khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm

Người mắc bệnh cường giáp cần được khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm

Cường tuyến giáp có thể gây ra nhiều những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như:

  • Vấn đề tim mạch: Người bệnh cường giáp thường gặp phải tình trạng nhịp tim nhanh, loạn nhịp gọi là rung nhĩ và suy tim sung huyết, tim không thể cung cấp đủ máu để đáp ứng nhu cầu cơ thể.
  • Xương giòn: Quá nhiều hormone tuyến giáp cản trở khả năng dung nạp canxi vào xương của cơ thể vì thế bệnh cường giáp không được điều trị hoặc điều trị muộn cũng có thể dẫn đến xương yếu, dễ gãy (loãng xương).
  • Vấn đề về mắt: Những người bị bệnh Graves thường gặp các vấn đề về mắt như lồi mắt, đỏ hoặc sưng mắt, nhạy cảm với ánh sáng,… Các vấn đề về mắt nếu không được điều trị, có thể trở nặng và dẫn tới mù lòa.
  • Da tấy đỏ, sưng lên: Thường thấy ở bàn và ngón chân.
  • Cơn bão giáp: Cường giáp cũng làm tăng nguy cơ bị cơn bão giáp – một sự gia tăng nhanh chóng và đột ngột các triệu chứng, dẫn đến hiện tượng sốt, nhịp tim nhanh, thậm chí là mê sảng. Nếu điều này xảy ra, hãy can thiệp y tế ngay lập tức.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital