Theo báo điện tử Dantri: [Thời tiết nóng bức của mùa hè khiến trẻ dễ mắc các bệnh ngoài da như mụn nhọt, rôm sảy, đặc biệt là chứng chốc lở. Đây là bệnh lý ngoài da có tính lây lan nhanh, thậm chí có thể biến thành dịch trong những môi trường ẩm ở trường học, nhà trẻ… xem thêm]
“Ban đầu chỉ là những mụn nhỏ li ti ở cánh mũi và gần miệng, tôi cứ nghĩ cháu bị dị ứng do thức ăn dính lúc cho ăn như mọi lần và bệnh sẽ tự khỏi nên không cho cháu đi khám ngay. Nhưng càng ngày mụn càng lan nhiều hơn, nổi khắp mặt, lan xuống cổ, lưng, bụng. Tôi quyết định đưa cháu đi khám mới biết cháu bị bệnh chốc lở thể truyền nhiễm”. (Chị Lan Anh 34 tuổi, Hà Nội chia sẻ)
Menu xem nhanh:
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh chốc
Trẻ thường quấy khóc, bỏ bữa và hay dùng tay gãi vùng da ngứa, trẻ khóc thét mỗi khi mặc quần áo, thời tiết càng nóng bức cảm giác khó chịu càng gia tăng. Chốc lở khi khô để lại vết thâm trên da trẻ, làm ảnh hưởng tính thẩm mỹ cho da trẻ.
Được hỏi về bệnh chốc lở ở trẻ, chị Lan Anh tâm sự:“ Tôi không bao giờ nghĩ cháu lại bị bệnh chốc lở, bởi những triệu chứng ban đầu chỉ như rôm sảy, nên đã chủ quan không cho cháu đi khám ngay, hiện tại được sự giúp đỡ của bác sĩ vết chốc lở trên người cháu đã khô, cháu không còn ngứa ngáy khó chịu và chịu chơi, tuy nhiên bệnh để lại vết thâm, nhìn da cháu không còn mịn màng như trước”.
Các thể bệnh chốc lở thường gặp ở trẻ
Chốc lở dạng phỏng nước: Trẻ xuất hiện những nốt phỏng nước ở bàn tay, bụng, cổ, những nốt phỏng nước hầu như không gây đau, không loét. Tuy nhiên chốc lở phỏng nước gây ngứa và thời gian bệnh thường kéo dài hơn các thể khác.
Chốc lở truyền nhiễm: Các triệu chứng thường gặp là mụn đỏ mọc trên má, trán, quanh mũi và miệng, kèm theo triệu chứng sưng hạch ở quanh vùng có vết chốc lở. Thể truyền nhiềm phổ biến gặp nhất ở trẻ, bệnh có khả năng lây lan nhanh khi mụn vỡ.
Chốc lở thể mủ: Đây là thể bệnh đã ăn sâu vào lớp bì gây mụn đa, chứa nhiều dịch có mủ, vết loét sâu. Khi quan sát trên vết mủ có vảy dày, cứng màu vàng xám, trẻ cũng có triệu chứng sưng hạch ở quanh vết chốc lở như ở thể truyền nhiễm.
Điều trị bệnh chốc lở cho trẻ không chỉ căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, tình trạng sức khỏe, mà còn cần xác đinh đúng thể bệnh, tùy từng thể bệnh sẽ có cách điều trị chốc lở khác nhau. Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường trên da, đặc biệt trong mùa hè.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ khám và chữa bệnh uy tín, đặc biệt các bác sĩ ở đây đã có nhiều kinh nghiệm, sẽ đưa ra những lưu ý giúp cha mẹ phòng tránh chốc lở cho trẻ trong mùa hè nóng bức.
Chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt trong mùa hè, cần tắm gội thường xuyên cho trẻ tránh để trẻ bị nhiễm khuẩn, chú ý thay quần áo khi thấy trẻ ra mồ hôi nhiều.
Cho trẻ mặc quần áo có chất liệu mềm, để tránh cọ sát gây ngứa ngáy khó chịu.
Vệ sinh môi trường sống cho trẻ, để trẻ trong môi trường thoáng mát.
Cần lập tức đưa trẻ đi khám nếu thấy xuất hiện mụn bất thường trên da, hay nếu thấy trẻ ngứa ngáy và gãi nhiều.
Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ cũng rất quan trọng, chốc lở, mụn nhọt, rôm sảy đều là do nóng bức, cung cấp đủ nước, vitamin và các chân xơ tự nhiên trong rau củ quả, thực phẩm làm mát giúp dịu cơn ngứa ngáy khó chịu cho trẻ.