Cận thị là một trong những dạng tật khúc xạ ở mắt. Khi bị cận thị, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn và ghi nhận các hình ảnh ở xa, phải cố gắng để điều tiết mắt. Đây là một dạng tật khúc xạ thường gặp nhất, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu về bệnh cận thị, cách điều trị cận thị và phòng tránh bệnh hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm bệnh cận thị là gì?
Bệnh cận thị là tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt và có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do thói quen làm việc thường xuyên với máy tính, tư thế ngồi sai cách trong một khoảng thời gian dài, bên cạnh đó một nguyên nhân phổ biến nữa đó chính là yếu tố di truyền.
2. Bệnh cận thị có những biểu hiện, triệu chứng như thế nào?
Cận thị chính là nguyên nhân hàng đầu làm giảm thị lực, bệnh có thể tiến triển theo thời gian, khiến cho cấu trúc mắt bị thay đổi và bị tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt về sau.
2.1 Tật khúc xạ cận thị có những triệu chứng gì?
Khi bị cận thị, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi cần quan sát các vật thể ở xa. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất mà bạn có thể dễ dàng nhận biết:
– Cảm thấy khó khăn khi nhìn vật thể ở xa, khi nhìn các vật thể ở xa thường sẽ mờ, nhòe, không rõ nét.
– Phải thường xuyên nheo mắt khi quan sát sự vật ở xa.
– Khi tập trung quan sát, người bệnh thường mỏi mắt, đau nhức mắt.
– Vào ban đêm, người bị cận thị thường khó quan sát hơn.
Hiện nay, trẻ nhỏ thường là đối tượng dễ mắc bệnh, bệnh có thể là do nguyên nhân bẩm sinh hoặc cũng có thể là do thói quen sinh hoạt và học tập chưa đúng, việc lạm dụng các thiết bị điện tử quá sớm cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của đôi mắt. Do đó, khi bị cận thị, trẻ nhỏ cũng sẽ có các triệu chứng như:
– Trẻ phải nhìn sát tivi mới có thể nhìn được rõ các hình ảnh.
– Khi đọc bài, trẻ thường hay đọc nhảy hàng hoặc dùng ngón tay để dò chữ.
– Trên lớp, trẻ phải lại gần bảng mới có thể nhìn rõ được chữ.
– Trẻ hay viết sai chữ, thiếu chữ khi ghi chép bài.
– Khi đọc sách, trẻ thường phải cúi gần sát mắt để đọc sách.
– Khi nhìn xa, trẻ thường có thói quen nheo mắt, dụi mắt mặc dù không buồn ngủ.
– Trẻ thường hay chảy nước mắt, đau đầu.
– Sợ ánh sáng với cường độ mạnh, hay bị chói mắt.
– Trẻ thường không thích và từ chối các hoạt động phải nhìn xa.
2.2 Phân loại các dạng tật khúc xạ cận thị
Tật khúc xạ cận thị có thể được phân loại dưới đây:
– Tật khúc xạ cận thị dạng đơn thuần: Đây là những trường hợp cận mà độ cận thường dưới 6 diop. Người bệnh có thể đi kèm với tình trạng loạn thị. Nguyên nhân gây ra bệnh thường là do chế độ làm việc không khoa học hoặc cũng có thể do di truyền.
– Bệnh cận thị thứ phát: Nguyên nhân gây ra bệnh thường là do tình trạng xơ hóa thủy tinh thể, hay do tác dụng phụ của một số loại thuốc, biến chứng bệnh tiểu đường và nhiều nguyên nhân khác.
– Bệnh cận thị ban đêm: Bệnh là dạng tình trạng mắt nhìn kém đi trong điều kiện ánh sáng yếu. Thông thường khi bị bệnh, người bệnh vẫn có thể nhìn sự vật bình thường vào ban ngày, nhưng khi đến đêm tối, đồng tử sẽ phải điều tiết nhiều hơn để nhìn rõ sự vật. Bệnh nếu không được điều trị sớm, mắt sẽ bị biến dạng.
– Tật cận thị giả: Là tình trạng mà khả năng điều tiết của mắt bị co quắp, tầm nhìn xa bị suy giảm tạm thời. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian được nghỉ ngơi thì mắt sẽ được phục hồi.
– Tật cận thị thoái hóa: Đây là tình trạng mà độ cận của người bệnh trên 6 diop và kèm theo đó là tình trạng thoái hóa võng mạc ở bán phần sau nhãn cầu. Khi mắc cận thị thoái hóa thì độ cận của người bệnh sẽ ngày càng tăng cho trục nhãn cầu liên tục dài ra. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mắt cũng như sinh hoạt thường ngày.
3. Cận thị do những nguyên nhân nào gây ra?
– Cận thị xảy ra là do trục nhãn cầu quá dài, liên quan đến công suất hội tụ giác mạc và thể thủy tinh của mắt, từ đó khiến cho tia sáng đi vào mắt bị hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì đúng ngay tại vị trí võng mạc.
– Bên cạnh đó, bệnh cũng thường xảy ra do giác mạc hoặc thể thủy tinh quá cong so với nhãn cầu.
– Thông thường, cận thị thường bắt đầu từ khi còn nhỏ và con cái cũng sẽ có nguy cơ mắc cận thị cao hơn nếu cha hoặc mẹ cũng bị cận.
– Hầu hết các trường hợp cận thị, bệnh sẽ ít tăng độ hơn khi ở độ tuổi trưởng thành.
4. Những biện pháp chữa tật cận thị hiệu quả?
Hiện nay, có nhiều phương pháp có thể áp dụng nhằm giúp giảm cận thị hoặc hạn chế sự phát triển của căn bệnh này. Nếu tình trạng cận thị quá nghiêm trọng, kéo dài sẽ có thể khiến người bệnh có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể sớm, thậm chí là thoái hóa võng mạc và gặp nhiều vấn đề nguy hiểm về mắt.
4.1 Cải thiện cận thị bằng các bài tập mắt đơn giản
– Những bài tập về mắt thường sẽ không giúp giảm độ cận mà sẽ giúp hạn chế tăng độ cận và tăng cường sức khỏe cho đôi mắt của bạn. Đặc biệt phương pháp này còn giúp mắt được thư giãn, giảm cảm giác nhức mỏi, đau…
– Người bệnh có thể áp dụng các bài tập như: Nhắm mắt thư giãn; Đảo mắt; Nhìn tập trung, nhìn xa…
4.2 Cải thiện cận thị bằng cách thay đổi thói quen hàng ngày
– Việc thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng là một biện pháp đơn giản giúp bạn hạn chế sự phát triển của tật cận thị. Vì một nguyên nhân gây ra bệnh phổ biến là do thói quen làm việc và học tập không khoa học khiến mắt phải làm việc quá sức. Do đó, bạn cần hạn chế làm việc căng thẳng, sau khi làm việc mỗi tiếng hãy để mắt nghỉ ngơi vài phút.
– Để mắt rời xa các thiết bị điện tử, điện thoại 2 tiếng trước khi đi ngủ.
– Khi làm việc hay học tập cần đảm bảo đầy đủ ánh sáng, tư thế ngồi đúng cách.
– Cung cấp đầy đủ các chất dưỡng chất để bảo vệ đôi mắt như: vitamin A, C, Canxi, Crom…
4.3 Đeo kính cận
– Thông thường từ 25 tuổi trở đi, tật cận thị thường sẽ tự ổn định và không tiến triển nặng thêm. Biện pháp được các chuyên gia khuyến cáo hiệu quả là điều chỉnh tròng kính. Với những người bị cận thị thì thấu kính phân kỳ là lựa chọn hiệu quả và an toàn.
– Khi chọn kính cận nên chọn tròng kính có độ chiết suất cao (giúp kính mỏng hơn và nhẹ hơn) và có lớp chống lóa. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn các loại kính quang học có thể tự đổi sang màu sẫm hơn khi ra nắng nhằm bảo vệ mắt khỏi tia UV và ánh sáng xanh có hại.
4.4 Điều chỉnh giác mạc tạm thời bằng kính áp tròng Ortho K
Ortho-K là một phương pháp điều chỉnh tập khúc xạ mà không phẫu thuật. Người bệnh sẽ mang một kính áp tròng cứng vào ban đêm, giúp điều chỉnh hình dáng giác mạc trong khi ngủ. Vào buổi sáng, khi bạn tháo kính, giác mạc tạm thời giữ lại hình dạng mới. Do đó, bạn có thể nhìn rõ mọi vật cả ngày mà không cần đeo kính có gọng hay kính áp tròng điều chỉnh mắt cận thị.
5. Lý do khiến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân cận thị
Để điều trị tật cận thị, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thăm khám và chẩn đoán chính xác, an toàn. Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ tin cậy cho khách hàng khi thăm khám và điều trị các bệnh lý về Mắt.
Đặc biệt, chuyên khoa Khoa Mắt của Thu Cúc TCI quy tụ đội ngũ bác sĩ nhãn khoa đầu ngành, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, tận tâm cùng trang thiết bị y tế hiện đại, máy móc nhập khẩu từ nước ngoài đảm bảo mang lại tính chính xác và an toàn cho mọi khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại đây.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ, khách hàng vui lòng liên hệ số hotline 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp. Bên cạnh đó, để thuận tiện và chủ động cho việc theo dõi, đặt lịch hẹn thăm khám, người bệnh cũng có thể tải app Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI trên các nền tảng Android và IOS một cách nhanh chóng, thuận tiện.