Siêu âm thai 34 tuần là mốc khám thai quan trọng giúp các mẹ có thể nhận định chính xác về sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, mẹ bầu cần tuân thủ lịch khám thai và siêu âm định kỳ thường xuyên trong giai đoạn này. Vậy sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu ở giai đoạn này như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Siêu âm thai 34 tuần cho biết những thông tin gì của thai nhi?
1.1 Siêu âm thai 34 tuần cho biết các chỉ số của thai nhi
Vào tuần thứ 34, kích thước của thai nhi đã nặng khoảng 2,27kg và dài khoảng 50,8cm đo từ đỉnh đầu đến mông. Với kích thước này, trẻ sẽ tương đương với một quả dưa lớn.
1.2 Siêu âm thai 34 tuần cho thấy sự thay đổi của thai nhi
Hình ảnh siêu âm thai 34 tuần cho thấy một số bộ phận của em bé đã được hoàn thiện:
– Lớp sáp dày hơn: Chỉ cò vài tuần nữa là em bé sẽ chào đời, lúc này lớp phủ trắng bảo vệ da của bé khỏi nước ối trở nên dày và cung cấp chất nhày giúp bôi trơn để thuận lợi cho quá trình sinh nở.
– Hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện: Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ đã được hoàn thiện và bé đã sẵn sàng để hấp thụ sữa mẹ ngay sau khi được sinh ra. Các cơ quan khác như hệ hô hấp và hệ thần kinh gần như có thể hoạt động bình thường.
– Hoạt động của bé: Em bé cũng có thể quay đầu ở tư thế đầu chúc xuống và sẵn sàng để được sinh ra. Lúc này, không gian trong tử cung cũng đã bắt đầu chật hẹp và mẹ có thể cảm nhận được cử động rõ ràng của trẻ hay các bộ phận như khuỷu tay, đầu gối, mông…
– Hệ thần kinh trung ương hoàn thiện: Siêu âm thai lúc này sẽ cho thấy hệ thần kinh của bé đã hoàn thiện.
– Hình thành móng tay: Sau tuần 33, lúc này móng tay của bé cuối cùng cũng có thể chạm đến đầu ngón tay.
Bên cạnh đó, vào giai đoạn này, cả bé trai và bé gái đều đang sản xuất hormone giới tính, điều này giúp lý giải nguyên nhận tại sao bộ phận sinh dục của trẻ có thể hơi sưng khi vừa mới sinh, đặc biệt ở các bé trai phần da bìu có thể xuất hiện sắc tố sẫm màu ở vài tuần đầu sau sinh.
2. Ở tuần 34 của thai kỳ, mẹ bầu thay đổi thế nào?
2.1 Cảm giác đầy hơi và khó tiêu
Bước sang tuần 34, mẹ bầu sẽ có cảm giác bị đầy hơi và khó tiêu. Để hạn chế tình trạng này, việc lựa chọn quần áo rộng rãi, không bó chặt phần bụng sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu và hạn chế được những cảm giác khó chịu mà đầy hơi và khó tiêu mang lại.
2.2 Hiện tượng táo bón
Kích thước của thai nhi ngày càng lớn và có thể chèn ép lên trực tràng và gây ra tình trạng táo bón. Vì vậy để giảm các hiện tượng trên, mẹ thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung các loại rau quả, thực phẩm giàu vitamin và chất xơ.
2.3 Tăng tiết dịch âm đạo
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do sự thay đổi của hormone thai kỳ, đặc biệt là estrogen gây ra. Chúng làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu và kích thích màng nhầy. Do vậy, mẹ bầu nên lựa chọn quần lót có chất liệu cotton thoáng khí để giữ cho vùng kín luôn được khô thoáng và hạn chế được mùi hôi.
2.4 Nguy cơ bệnh trĩ
Tình trạng táo bón kéo dài là nguyên nhân gây ra tình trạng trĩ. Mẹ bầu có thể sử dụng các bài tập kegel để giảm triệu chứng của bệnh này. Bài tập không chỉ giúp tăng cường sự săn chắc và dẻo dai của vùng chậu và âm đạo mà còn giúp ích cho việc phòng tránh và cải thiện trĩ.
2.5 Hiện tượng chuột rút
Chuột rút ở chân là hiện tượng mẹ bầu thường xuyên gặp phải ở giai đoạn này, nguyên nhân là do sự tăng nhanh về trọng lượng của thai nhi hoặc mẹ bị thiếu hụt canxi do nhu cầu phát triển nhanh của em bé. Nếu bị chuột rút, mẹ bầu nên duỗi thẳng chân, kéo căng phần gót chân và nhẹ nhàng xoa bóp, massage.
3. Những lưu ý cho mẹ bầu ở tuần 34 của thai kỳ
– Lưu ý bảo vệ đôi mắt: Ở mốc 34 của thai kỳ, lúc này mắt của mẹ bầu sẽ có cảm giác khô và nhạy cảm hơn bình thường. Do vậy, mẹ bầu nên sử dụng kính râm khi ra đường và mang theo thuốc nhỏ mắt chuyên dụng bên người.
– Đề phòng hiện tượng trầm cảm trước sinh: Theo thống kê có khoảng từ 10 -15% phụ nữ bị mắc trầm cảm khi mang thai. Một số các yếu tố là tăng nguy cơ trầm cảm trước sinh là: các triệu chứng mệt mỏi trong thai kỳ, cảm giác lo lắng, bất an khi sinh con, thiếu sự chăm sóc, quan tâm từ người thân… Do vậy, bạn hãy yêu cầu sự giúp đỡ và hỗ trợ khi cần thiết. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và theo dõi, có một số thuốc chống trầm cảm an toàn được phép sử dụng cho phụ nữ có thai.
– Hạn chế sử dụng muối: Phụ nữ có thai nên sử dụng muối vừa phải. Việc sử dụng nhiều muối sẽ khiến cho tình trạng phù nề của mẹ trở nên nghiêm trọng. Do đó, mẹ bầu nên tập thói quen ăn nhạt, nếm thử đồ ăn trước khi nêm thêm gia vị.
– Vận động nhẹ nhàng, tăng cường sức khỏe: Vào những tháng cuối của thai kỳ, việc vận động nhẹ nhàng và tập luyện các bộ môn thể thao như: đi bộ, tập yoga, bơi sẽ giúp tăng lưu lượng máu, tăng cường thể chất, sức bền để chuẩn bị sức khỏe tốt cho hành trình vượt cạn sắp tới. Đặc biệt, các hoạt động thể chất cũng giúp thai phụ ngủ ngon hơn, chống lại sự mệt mỏi và stress trong quá trình mang thai.
– Tìm hiểu kiến thức để nắm rõ các dấu hiệu chuyển dạ thực sự: Việc nắm được các dấu hiệu chuyển dạ giúp sản phụ có thể chủ động nhập viện kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con và sẵn sàng tâm lý vượt cạn.
– Cần phân biệt hiện tượng rỉ ối và chảy dịch âm đạo: Rỉ ối và chảy dịch âm đạo là hiện tượng thường xảy ra ở giai đoạn này, mẹ bầu cần phân biệt để tránh gây tình trạng sinh non và thai chết lưu.
– Cẩn trọng khi xuất hiện tình trạng xuất huyết: Khi có hiện tượng xuất huyết sản phụ cần được cấp cứu kịp thời để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé bởi đây là một trong những dấu hiệu nguy hiểm mà mẹ cần hết sức lưu ý và đề phòng.
– Thăm khám, siêu âm thai để theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.
– Cần theo dõi cân nặng của thai nhi ở 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh với trẻ, qua đó bác sĩ cũng sẽ tư vấn và lựa chọn phương pháp sinh phù hợp, an toàn.
Hành trình làm mẹ là trải nghiệm vô cùng tuyệt vời, hạnh phúc nhưng cũng lắm lo âu. Do vậy, để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên tìm hiểu những kiến thức cơ bản của thai kỳ, đặc biệt tuần thủ lịch khám thai, siêu âm thai định kỳ ở những mốc khám thai quan trọng nhé.