Bật mí 8 cách chữa đau răng sâu tại nhà đơn giản

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Sâu răng thường gây ra triệu chứng đau răng khiến chúng ta rất khó chịu. Hãy tham khảo ngay một số cách chữa đau răng sâu tại nhà dưới đây nhé. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên rằng đây chỉ là phương pháp làm giảm đau tạm thời, cách tốt nhất là cần đến khám bác sĩ để hàn trám răng hoặc các phương pháp điều trị thích hợp.

Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe răng miệng mà rất nhiều người trong chúng ta gặp phải. Thống kê cho thấy rằng hầu hết mọi người đều từng bị sâu răng. Sâu răng có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, và thường xuyên ghé thăm nhất là những người hảo ngọt. Cứ 10 người thì có 8 người bị sâu răng, và đau răng là triệu chứng phổ biến nhất của sâu răng mà chúng ta phải chịu đựng. 

1. Nguyên nhân gây ra sâu răng

Nguyên nhân sâu răng

Răng bị sâu thường khiến người bệnh bị đau buốt, nhạy cảm với nóng, lạnh.

Sâu răng là một quá trình xảy ra theo thời gian, và có nhiều yếu tố gây ra:

– Vi khuẩn chính đóng vai trò chủ yếu trong quá trình thối rữa là Streptococcus mutans. Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn khác như Actinomyces, Lactobacillus… cũng có khả năng gây sâu răng.

– Mảng bám. Đây là một màng mỏng bao phủ ngoài răng, do thức ăn còn bám lại trên răng khi chúng ta không làm sạch. Khi đường và tinh bột vẫn còn tồn tại trên răng, vi khuẩn nhanh chóng ăn chúng và hình thành nên các mảng bám. Theo thời gian không được loại bỏ, mảng bám sẽ cứng chắc hơn và bám vào trên đường viền nướu, tạo thành cao răng. Vôi răng khiến cho mảng bám càng khó để loại bỏ, do đó tạo thành lá chắn bảo vệ vi khuẩn. 

– Các axit trong mảng bám loại bỏ các khoáng chất trong men răng gọi là hiện tượng xói mòn. Quá trình này sẽ gây ra các lỗ nhỏ trên men răng, đó là giai đoạn đầu của sâu răng. Khi men răng bị bào mòn, vi khuẩn và axit sẽ tấn công lớp ngà răng. Ngà răng có các ống nhỏ tiếp xúc trực tiếp với dây thần kinh của răng, vì vậy sẽ khiến răng bị nhạy cảm. 

Khi sâu răng ngày càng phát triển, vi khuẩn và axit tiếp tục di chuyển vào các vật liệu bên trong răng, có chứa dây thần kinh và mạch máu. Do kích thích từ vi khuẩn, buồng tuỷ bị sưng, dây thần kinh bị chèn ép gây đau.

2. Các triệu chứng của sâu răng

– Đau răng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất do sâu răng gây ra. Nếu trẻ thường xuyên kêu đau răng, rất có thể trẻ đang bị sâu răng.

– Đôi khi, nếu bạn cảm thấy đau khi nhai thức ăn, nguyên nhân lớn nhất cũng có thể là bạn đang bị sâu răng.

– Có thể nhìn thấy vết ố trên bề mặt răng

– Một triệu chứng khác của sâu răng là khi chúng ta ăn thức ăn có đường, dẫn đến đau răng. 

– Răng bị nhạy cảm  với nóng, lạnh

3. Các cách chữa đau răng sâu tại nhà

3.1 Ăn nhiều thực phẩm giàu Vitamin D

Vitamin D có tác dụng giúp hạn chế sâu răng. Vì vậy, ăn những thực phẩm giàu Vitamin D sẽ giúp giảm cơn đau răng, như sữa chua, sữa tươi hoặc các sản phẩm từ sữa.

3.2 Sử dụng tinh dầu đinh hương

Bôi dầu đinh hương lên khu vực bị đau răng là cách chữa đau răng sâu tại nhà đơn giản, dễ làm nhưng có tác dụng kỳ diệu bởi đinh hương có đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn, do đó nó giúp ngăn ngừa sâu răng. Bạn hãy thực hiện 2 – 3 lần/ngày để giảm đau răng hiệu quả nhé.

3.3 Nhai tỏi

 cách chữa đau răng sâu tại nhà hiệu quả

Nhai tỏi là một trong những cách chữa đau răng sâu tại nhà hiệu quả và đơn giản.

Tỏi có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Bạn có thể nhai 1 – 2 tép tỏi khi đói bụng vào buổi sáng để làm giảm sâu răng. 

3.4 Dùng chanh

Chanh có một số axit xitric nhất định giúp giảm đau. Cách sử dụng chanh để chữa đau răng sâu như sau: Nhai lát chanh tươi trong vài phút, sau đó súc miệng lại bằng nước sạch. 

3.5 Nhai lá ổi tươi

Lá ổi có hoạt tính kháng khuẩn có thể giúp điều trị sâu răng. Để thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần nhai lá ổi hoặc nghiền nát lá ổi và cho vào nước sôi, sau đó súc miệng 1 vài lần/ngày. 

3.6 Uống trà xanh

Uống trà xanh ấm kèm mật ong

Uống trà xanh ấm kèm mật ong và chanh giúp bạn giảm cơn đau răng do răng sâu gây ra.

Trà xanh làm giảm sản xuất mảng bám trong miệng, giúp ngăn ngừa và điều trị sâu răng. Hãy dùng trà ấm, và thêm vào vài giọt nước chanh cùng mật ong, sau đó uống ngay. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra tác dụng khác biệt.

3.7 Súc miệng nước muối

Súc miệng bằng nước muối vần là một cách chữa đau răng sâu tại nhà vừa hữu hiệu, vừa đơn giản. Nước muối có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, loại bỏ những vi khuẩn, chất dính trên răng. Bạn cần thực hiện 2 lần/ngày để có tác dụng tốt nhất.  

3.8 Dùng vỏ trứng 

Vỏ trứng giúp loại bỏ tất cả các vết sâu trong răng. Để thực hiện chữa đau răng sâu với vỏ trứng, bạn hãy đun sôi vỏ trứng trong vài phút, sau đó để vỏ trứng khô ráo. Tiếp theo, hãy xay vỏ trứng và thêm chút muối nở để tạo thành một hỗn hợp bột nhão. Dùng hỗn hợp này để đánh răng thay cho kem đánh răng sẽ giúp giảm sâu răng và giảm đau. 

Lưu ý: Trên đây là một số cách chữa đau răng sâu tại nhà mang tính chất tham khảo. Để điều trị sâu răng hiệu quả và triệt để, ngăn không cho sâu rộng hơn, bạn cần tới thăm khám với bác sĩ nha khoa và thực hiện cùng các biện pháp mà bác sĩ khuyến nghị.

4. Một số lưu ý khác khi chăm sóc răng sâu bị đau

– Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng nước ấm, chải nhẹ nhàng

– Luôn giữ cho răng miệng thật sạch sẽ

– Tránh ăn, uống, hoặc để răng tiếp xúc với những thực phẩm có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh

– Không ăn thực phẩm có đường hoặc axit

5. Khi nào đến gặp bác sĩ?

Không phải tất cả các lỗ sâu răng đều gây đau, do vậy đi khám nha khoa là việc làm cần thiết, không nên đợi đau mới đi khám.

Nha sĩ có thể phát hiện sâu răng ở giai đoạn sớm và tư vấn cho bạn biện pháp phòng ngừa. Các biện pháp để điều trị sâu răng thường là trám răng, dùng mão răng hoặc các phương pháp khác cho trường hợp sâu răng nặng. 

Đôi khi cơn đau răng có thể xuất hiện rồi biến mất, hoặc thuyên giảm tạm thời, khiến bạn trì hoãn việc thăm khám. Tuy nhiên, việc để lâu sẽ khiến răng ngày càng sâu nhiều và gây đau hơn. Sâu răng vào tuỷ, bạn sẽ phải lấy tủy răng, thậm chí nhổ răng thay vì trám răng đơn giản. Do vậy, khi thấy có dấu hiệu sâu răng, hãy đi khám và điều trị ngay nhé!

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital