Bao lâu lấy cao răng 1 lần, bạn có biết câu trả lời chính xác?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Có cao răng là tình trạng thường gặp mà hầu như ai cũng gặp phải. Nếu không được loại bỏ định kỳ thì cao răng sẽ gây nên nhiều bệnh lý nghiêm trọng về răng miệng. Vậy bao lâu lấy cao răng 1 lần?

1. Tổng quan về cao răng

1.1 Cao răng là gì?

Cao răng (vôi răng) là chất lắng cặn cứng của tạp chất bao gồm: muối vô cơ, cặn mềm (thức ăn, chất khoáng trong môi trường miệng), vi khuẩn, xác tế bào biểu mô và phần lắng đọng sắt từ huyết thanh. Cao răng bám rất chắc vào bề mặt răng và phần dưới bờ lợi.

Cao răng là chất lắng cặn cứng đã vôi hoá và không dễ dàng lấy đi bằng các phương pháp vệ sinh răng miệng tại nhà

Cao răng là chất lắng cặn cứng đã vôi hoá và không dễ dàng lấy đi bằng các phương pháp vệ sinh răng miệng tại nhà

1.2 Nguyên nhân hình thành cao răng

– Ban đầu cao răng tồn tại dưới dạng mảng bám. Sau khi ăn uống khoảng 15 phút thì sẽ có một lớp mảng bám hình thành trên bề mặt răng. Trong các mảng bám này chứa các vi khuẩn, bắt đầu xâm nhập và làm tổn thương men răng.

– Khi những mảng bám này mới xuất hiện thì có thể làm sạch bằng việc chải răng đúng cách kết hợp với những phương pháp chăm sóc răng miệng khác như súc miệng nước muối, dùng chỉ nha khoa hay tăm nước. Tuy nhiên, nếu chủ quan không làm sạch triệt để thì mảng bám sẽ tích tụ, cứng lại dần và tạo thành cao răng (vôi răng).

1.3 Tại sao phải lấy cao răng?

Cao răng gây ra một số tác hại như:

– Độc tố tồn tại trong vi khuẩn ở cao răng gây viêm. Phản ứng viêm này sẽ khiến cho hiện tượng tiêu xương xảy ra, từ đó lợi sẽ mất chỗ bám và tụt xuống, răng dần lộ ra và vùng xương răng sẽ không được tổ chức quanh răng bảo vệ.

– Bị ê buốt vì chân răng khiến bệnh nhân gặp khó chịu khi ăn uống.

– Cao răng sẽ gây nên các bệnh lý như viêm lợi, viêm nha chu, nặng hơn có thể khiến cho lung lay và rụng răng.

– Gây viêm tuỷ ngược dòng.

– Gây ra các bệnh ở niêm mạc miệng như viêm niêm mạc miệng, bệnh ở vùng mũi họng hay bệnh về tim mạch.

Cao răng gây ra nhiều bệnh lý cho răng miệng vì vậy bạn cần đi lấy cao răng định kỳ

Cao răng gây ra nhiều bệnh lý cho răng miệng vì vậy bạn cần đi lấy cao răng định kỳ

2. Bao lâu lấy cao răng 1 lần?

Do những tác hại mà cao răng gây ra, nha sĩ thường khuyên bệnh nhân nên lấy cao răng tối thiểu 6 tháng/lần. Khi lấy cao răng có thể sẽ bị ê buốt, chảy máu (tuỳ vào tình trạng cao răng của từng người). Sau khi lấy cao răng xong sẽ có cảm giác bị ê buốt khi gặp kích thích như uống nước nóng hoặc lạnh nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng hết trong vòng 24 – 48h.

3. Quy trình lấy cao răng được diễn ra như thế nào?

3.1 Kiểm tra tổng quát

Bác sĩ thực hiện thăm khám răng miệng tổng quát cho bệnh nhân để kiểm tra mức độ cao răng nói riêng và tình trạng răng miệng tổng quát nói chung. Sau đó, bệnh nhân sẽ được làm sạch khoang miệng để chuẩn bị tiến hành cạo vôi răng.

3.2 Loại bỏ các mảng bám và cao răng

Bác sĩ sử dụng dụng cụ y tế cần thiết để loại bỏ các mảng bám cũng như cao răng xung quanh viền nướu. Bạn càng có nhiều cao răng thì thời gian loại bỏ càng lâu vì nha sĩ sẽ tỉ mỉ thực hiện ở từng răng.

3.3 Làm sạch răng

Sau khi đã cạo vôi răng thì bề mặt răng cần được làm sạch một lần nữa bằng hoá chất vệ sinh an toàn và lành tính

Sau khi đã cạo vôi răng thì bề mặt răng cần được làm sạch một lần nữa bằng hoá chất vệ sinh an toàn và lành tính

Sau khi đã cạo vôi răng thì bề mặt răng cần được làm sạch một lần nữa bằng hoá chất vệ sinh. Tại các cơ sở nha khoa uy tín, việc đánh bóng răng được thực hiện an toàn với hoá chất rõ nguồn gốc và lành tính với cơ thể. Ngược lại nếu thực hiện ở các cơ sở nha khoa kém chất lượng, hiện tượng nhiễm trùng hoặc đánh bóng không sạch sẽ xảy ra. Kết thúc quá trình, bệnh nhân sẽ xúc miệng để loại bỏ những cặn bẩn. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ dặn dò kỹ lưỡng bệnh nhân cách thức chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà.

4. Làm sao phòng ngừa được tình trạng cao răng?

Để phòng ngừa hiện tượng cao răng, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:

– Có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Nên đánh răng một ngày khoảng 5 lần, sau 3 bữa ăn và trước khi đi ngủ.

– Loại bỏ thói quen dùng tăm bông xỉa răng, vì đây là thói quen xấu khiến thức ăn dễ giắt giữa khe răng, tạo không gian lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập và hình thành cao răng.

– Hạn chế tối đa ăn các thực phẩm có chứa nhiều đường hoặc tinh bột hoặc những đồ uống có chứa nhiều gas.

– Tăng cường ăn các loại trái cây, các loại đường tự nhiên tốt cho răng miệng như xylitol hay sorbitol.

bao lâu lấy cao răng 1 lần

Dùng chỉ nha khoa nên được áp dụng thay thế cho thói quen xỉa răng

Với bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích cho thắc mắc “bao lâu lấy cao răng 1 lần“. Cần lưu ý để lấy cao răng hiệu quả, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị hiệu quả nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital