Băng huyết – biến chứng sau sinh nguy hiểm

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Là một trong những biến chứng sản khoa dễ gặp ở các bà mẹ sau sinh, băng huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra các ca tử vong trên thế giới. Hãy tìm hiểu những nguyên nhân và cách phòng ngừa hiện tượng băng huyết.

Băng huyết là gì?

Băng huyết sau sinh là hiện tượng chảy máu ồ ạt qua âm đạo trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Với những người bình thường, lượng máu trung bình sẽ mất khoảng 400ml trong ngày đầu tiên. Tuy nhiên, nếu trong vòng 24 giờ sau sinh mà lượng máu chảy ra nhiều hơn 500ml ngày thì đó là dấu hiệu đáng lo ngại.

Dấu hiệu băng huyết sau sinh

Nhiều chị em chủ quan không biết mình bị băng huyết sau sinh mà chỉ nghĩ là hiện tượng sau sinh bình thường, dẫn đến các hậu quả đáng tiếc. Một số dấu hiệu băng huyết sau sinh chị em có thể tham khảo như:

  • Máu từ cơ quan sinh dục chảy ra nhiều, dữ dội, có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm.
  • Máu chảy ứ trong buồng tử cung làm tử cung tăng thể tích, to dần theo bề ngang và mềm nhão.
  • Tùy theo lượng máu mất, người bệnh sẽ bị tụt huyết áp, vã mồ hôi, chóng mặt,  tim đập nhanh…
Nhiều chị em chủ quan không biết mình bị băng huyết sau sinh dẫn đến các hậu quả đáng tiếc

Nhiều chị em chủ quan không biết mình bị băng huyết sau sinh dẫn đến các hậu quả đáng tiếc

Nguyên nhân gây ra băng huyết

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng băng huyết. Trong đó có các nguyên nhân cơ bản như  sau:

  • Do quá trình sinh nở không an toàn, mẹ bị sót nhau, hoặc gặp các vấn đề tổn thương ở tử cung và âm đạo.
  • Nạo hút thai không bảo đảm, xảy ra băng huyết kéo dài.
  • Mẹ mang thai ở tuổi sau 35 tuổi, con trên 4kg, sinh mổ có tiền sử băng huyết sau sinh cao hơn.

Ảnh hưởng của băng huyết thế nào?

Nếu không có các biện pháp xử trí kịp thời thì biến chứng băng huyết sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe chị em, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp. Trong đó ảnh hưởng băng huyết thể hiện rõ ở:

  • Cơ thể bị choáng, mệt mỏi, các chức năng khác bị giảm sút
  • Cơ quan sinh sản dễ bị viêm nhiễm
  • Mất máu quá nhiều dẫn đến các bệnh lý về máu
  • Nặng nhất sẽ dẫn đến tử vong
Băng huyết gây ảnh hưởng đến các bà mẹ thế nào?

Băng huyết có ảnh hưởng đến các bà mẹ thế nào?

Băng huyết phải điều trị như thế nào?

Hiện nay, tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà có phương pháp chữa trị thích hợp từ các bài thuốc dân gian cho tới sự hỗ trợ của y học.
Các bài thuốc dân gian
Hoa hồng là một bài thuốc dân gian chữa trị băng huyết đặc biệt công hiệu: Lấy cánh hoa hồng mới nở ngâm trong một bình chứa 01 lít nước sôi và đậy kín khoảng 30 phút. Sau đó lọc lấy nước hòa với đường và uống tới khi nào cầm được máu.
Ngoài ra, dùng hoa gạo, kim ngân và cỏ sẹo gà trộn cùng với nhau, đem đun sôi và lấy nước uống hàng ngày.
Điều trị tại cơ sở y tế uy tín
Bệnh nhân cần tới tiến hành kiểm tra sức khỏe và làm các thủ tục xét nghiệm cần thiết để có cách điều trị thích hợp.
Trong thời gian chữa bệnh, bệnh nhân nên nằm đầu thấp, có thể thở oxy nếu bệnh nặng kết hợp cùng với việc xoa bóp để đảm bảo máu lưu thông linh hoạt, tránh tập trung vào âm đạo quá nhiều. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng một số loại thuốc cầm máu nhưng không nên sử dụng bừa bãi, ảnh hưởng đến tính mạng.

Băng huyết - biến chứng nguy hiểm cần theo dõi sau sinh

Băng huyết – biến chứng nguy hiểm cần theo dõi sau sinh

Trên đây là những thông tin cần biết về “Băng huyết – biến chứng nguy hiểm sau sinh” được nhiều chị em quan tâm. Nếu cần tư vấn kỹ hơn, xin vui lòng gọi điện đến Tổng đài Bệnh viện Thu Cúc để được giải đáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital