Gan đóng vai trò chuyển hóa thức ăn và thanh lọc độc tố trong cơ thể vì vậy rất quan trọng. Gan bị xơ hóa sẽ đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh. Vậy xơ hóa gan là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm xơ hóa gan
Xơ hóa gan là gì? Đây là tình trạng các tế bào gan bị thương tổn trong một thời gian kéo dài. Các cấu trúc của gan cũng có sự thay đổi bất thường. Bệnh thường có thể tiến triển từ những tổn thương nhỏ trong gan kéo dài khoảng vài tuần đến nhiều năm.
2. Các cấp độ xơ hóa gan và triệu chứng
Xơ hóa gan được chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Các giai đoạn sẽ chia từ nhẹ tăng dần đến nặng và có ảnh hưởng theo các mức độ không giống nhau. Mỗi giai đoạn cũng có những triệu chứng đặc trưng.
2.1 Xơ hóa gan là gì? Giai đoạn F1
Đây là giai đoạn bệnh bắt đầu manh nha phát triển. Gan có các dấu hiệu tổn thương tuy nhiên chưa quá rõ rệt. Người bệnh chỉ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn nên thường bỏ qua vì nghĩ do một lý do khách quan nào đó. Các mô sẹo xơ gan mới bắt đầu nhen nhóm hình thành.
2.2 Xơ hóa gan F2
Các mô xơ đã xuất hiện nhiều hơn giai đoạn đầu. Gan xuất hiện nhiều hơn các mô sẹo, mô xơ hóa có thể nhìn rõ khi siêu âm. Lượng tế bào mô xơ càng tăng tỷ lệ với chức năng của gan dần suy yếu.
2.3 Xơ hóa gan F3
Ở giai đoạn này các tế bào xơ hóa xuất hiện nhiều đã gây rối loạn chức năng gan. Các tế bào khỏe mạnh còn lại phải hoạt động thay phần các tế bào đã thương tổn. Tuy nhiên chúng không thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể dẫn đến người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng như: Vàng da, đau nhức toàn thân, phù nề.
2.4 Xơ hóa gan là gì? Giai đoạn F4
Giai đoạn cuối của xơ gan, các tế bào gan đã bị thương tổn hoàn toàn và không thể hoạt động như trước. Tính mạng của người bệnh đang trên bờ vực bị đe dọa.
Bắt đầu từ xơ gan giai đoạn 3 trở đi gan đã bị nhiều tổn thương nghiêm trọng gây ra các biến chứng nặng nề. Việc điều trị bệnh lúc này cũng gặp khá nhiều khó khăn. Ngay khi phát hiện ra bệnh, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị ngay lập tức để tránh những hệ lụy khi bệnh diễn biến nặng hơn.
3. Những nguyên nhân phổ biến gây xơ hóa gan là gì?
Xơ hóa gan là gì? Là khi các mô sẹo được hình thành quá mức bình thường do gan chịu nhiều tổn thương. Các tế bào gan bị ảnh hưởng sẽ tạo ra các chất và giải phóng vào gan gây tích tụ mô sẹo. Nguyên nhân là do:
– Uống nhiều rượu bia: Mỗi người chỉ nên uống 1 lon bia hoặc 1 ly rượu mỗi ngày. Vượt qua định lượng đó sẽ có hại cho sức khỏe, đặc biệt là gan. Vì gan phải làm việc kiệt sức để loại bỏ độc tố trong các đồ uống có cồn ra khỏi cơ thể. Lâu dần sẽ khiến chức năng của gan bị suy yếu.
– Béo phì, thừa cân cũng là một trong những nguyên nhân gây xơ hóa gan.
– Người bệnh bị nhiễm trùng mãn tính với các loại virus viêm gan khác như: Viêm gan A, viêm gan B,…Từ đó dẫn tới xơ hóa gan.
4. Người có nguy cơ cao bị xơ hóa gan
Mọi người đều có thể bị mắc bệnh xơ hóa gan. Tuy nhiên có một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như:
– Những người đã bị nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C.
– Người có các bệnh tự miễn.
– Người có sức đề kháng kém do đang nhiễm virus HIV hoặc đang trong quá trình sử dụng thuốc ức chế miễn dịch sau ghép gan.
– Các đối tượng nghiện rượu.
– Người đang bị gan nhiễm mỡ.
5. Quy trình đo độ xơ hóa và độ nhiễm mỡ của gan
Bệnh nhân sẽ được dặn dò nhịn ăn ít nhất 2 tiếng trước khi được đo mức độ xơ hóa của gan cùng một vài thông số khác.
Quá trình tiêu chuẩn để chẩn đoán xơ hóa gan được thực hiện theo các bước như sau:
– Bước 1: Bệnh nhân được yêu cầu nằm ngửa trên giường. Cánh tay phải đưa lên cao để khoảng liên sườn được mở rộng ở mức tối đa.
– Bước 2: Bác sĩ hoặc các kỹ thuật viên sẽ dùng đầu dò siêu âm đàn hồi gan đặt lên da ở vị trí của gan. Quá trình này không hề gây đau đớn hay khó chịu cho bệnh nhân. Người khám chỉ cảm thấy rung nhẹ mỗi khi làn sóng đàn hồi được tạo ra. Mỗi lần đo độ xơ hóa gan không tốn quá nhiều thời gian, chỉ khoảng 5 tới 10 phút.
6. Kết quả đánh giá mức độ xơ hóa gan
Khi nhận được kết quả đo xơ hóa gan, các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá theo mức độ tiêu chuẩn chung. Dựa theo chỉ số đo được sẽ biết bệnh nhân đang ở giai đoạn nào. Mức độ xơ hóa gan là gì?
Đơn vị tính: kPa
– Chỉ số 2.5 – 7.4 kPa ( Từ F0 – dưới F1): Cho thấy không có sự xơ hóa hoặc xơ hóa chỉ ở mức tối thiểu. Lúc này chưa có biến đổi về mặt giải phẫu bệnh.
– Chỉ số 7.5 – 9.4 kPa (Từ F1 – dưới F2 ): Kết quả cho thấy đã có dấu hiệu xơ hóa trong nhu mô gan. Mức độ xơ hóa có xu hướng gia tăng trong thời gian tiếp theo.
– Chỉ số 9.5 – 12.4 kPa (Từ F2 – dưới F3) : Thể hiện có sự xơ hóa nặng nhu mô gan. Tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ dẫn tới xơ hóa gan.
– Chỉ số từ 12.5 kPa trở lên ( Từ F3 – F4): Các mô xơ đã sản sinh ra quá nhiều. Gan trong tình trạng gần như đã bị xơ hóa hoàn toàn.
7. Mức độ nguy hiểm của xơ gan
Khi gan đã bị xơ hóa, để lại các mô sẹo thì không có khả năng phục hồi lại như ban đầu được nữa. Từ xa xưa, cha ông ta đã đánh giá xơ gan là một trong “ Tứ chứng nan y”. Tuy vậy nhưng với sự phát triển của nền y học hiện đại, nếu bệnh được phát hiện sớm để ngăn chặn sự phát triển của xơ gan thì người bệnh vẫn còn nhiều hy vọng. Ngược lại nếu không điều trị bệnh kịp thời thì tính mạng của bệnh nhân sẽ bị đe dọa.
Nhưng mô gan đã bị xơ hóa sẽ không còn khả năng hoạt động vì vậy khả năng thải độc tố của gan ngày càng yếu. Tới khi gan không còn khả năng lọc độc tố ra khỏi cơ thể thì chúng sẽ xâm nhập vào máu và đi khắp cơ thể. Chúng có thể đi tới não gây suy nhược tâm thần gây ra bệnh não gan. Bệnh nhân cũng có thể bị ngất xỉu, hôn mê.
Bên cạnh chức năng thải chất không tốt ra khỏi cơ thể thì gan còn đảm nhiệm quá trình chuyển hóa estrogen. Người bệnh có thể xuất hiện một số biến chứng khi lượng estrogen trong máu tăng như: Xuất hiện các sao mạch hay các mạch máu nổi lên như mạng nhện. Tuyến vú phát triển bất thường ngay cả ở nam giới. Nguy hiểm hơn, xơ hóa gan sẽ khiến gan không thể sản xuất các yếu tố đông máu dẫn tới chứng bệnh máu không đông.
Ngoài những biến chứng trên thì xơ gan còn khiến bụng phình to hay được gọi với tên là xơ gan cổ trướng.
8. Phương pháp điều trị hiện nay đang được áp dụng
Như các bạn đã biết, các tế bào gan một khi đã hư tổn thì khó có khả năng phục hồi trở lại. Việc điều trị chỉ có thể mang tính chất hạn chế sự phát triển của các mô xơ và tăng cường sức đề kháng cho gan. Hiện nay có một phương pháp có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh đó chính là ghép gan. Cách này có nghĩa là thay phần gan đã bị bệnh bằng một phần gan mới khỏe mạnh. Tuy nhiên phương pháp này rất khó thực hiện vì chuyện tìm được gan tương thích không hề đơn giản. Chưa kể chi phí để thực hiện ca ghép gan cũng rất đắt đỏ vì vậy việc chữa bệnh bằng cách ghép gan không thể áp dụng rộng rãi. Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh đơn giản và dễ thực hiện hơn.
8.1 Điều trị bằng thuốc
Bệnh xơ hóa gan chưa có thuốc đặc trị, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giúp tăng đề kháng của gan, bảo vệ và hỗ trợ chức năng gan. Các nhóm thuốc phải kể đến như:
– Thuốc giúp cải thiện chức năng chuyển hóa của các hoomon glucococticoit và tế bào gan: Cyanidanol, Vitamin C, B12, Testosteron, Prednizolon, Legalon,…
– Thuốc điều trị xơ gan cổ trướng: Aldacton, Furocemid (Lasix),…
– Thuốc sử dụng qua đường tiêm: Dung dịch albumin 20%, Plasma đậm đặc, đạm tổng hợp gồm alvezin và moriami,….Bệnh nhân cần được truyền máu khi bị xuất huyết quá nhiều.
Khuyến cáo: Thông tin về các loại thuốc kể trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liểu lượng và thời gian sử dụng. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc khi chưa được bác sĩ kê đơn.
9.2 Điều trị bệnh qua chế độ ăn uống
Bên cạnh điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống dành cho người bệnh cũng khá quan trọng. Gan thực hiện chức năng chuyển hóa thức ăn và thải độc tố vì vậy nếu ăn nhiều chất không tốt cho cơ thể sẽ khiến gan phải hoạt động quá sức. Dần dần chức năng của gan sẽ bị suy giảm, chuyển biến theo chiều hướng xấu.
Trong chế độ ăn cần chú trọng bổ sung các nhóm thực phẩm như:
– Thực phẩm giàu đạm thường có trong thịt, trứng, sữa, cá,…
– Thực phẩm dồi dào vitamin có trong các loại trái cây.
– Thực phẩm giàu chất xơ thường có trong hầu hết các loại rau xanh, củ quả.
– Thực phẩm chứa nhiều chất Beta-carotene dồi dào trong các loại rau củ có màu vàng như: Cà rốt, bí đỏ,…
– Bổ sung Omega-3 chứa trong các loại cá tươi: Cá thu, cá ngừ, cá hồi,…
9. Một số điều cần lưu ý trong quá trình điều trị bệnh
Những điều cần chú ý khi điều trị xơ hóa gan là gì? Việc chữa bệnh là cả một quá trình kéo dài chứ không chỉ thực hiện trong ngày một ngày hai vì vậy bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ.
Tự giác kiêng khem các loại rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích. Chúng chỉ khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Hạn chế ăn thực phẩm có chứa nhiều đường sẽ khiến gan bị thương tổn thêm.
Ăn nhạt, không nên ăn thực phẩm chứa nhiều muối. Nguyên nhân là vì lượng natri trong muối khi nạp vào cơ thể sẽ không thể xử lý hết do gan đã bị tổn thương. Người bệnh sẽ bị tích nước và sưng phù khắp cơ thể.
Sau khi đọc bài viết, chắc rằng bạn đã hiểu xơ hóa gan là gì. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm vì vậy khi mắc bệnh bạn không nên chủ quan mà cần nhanh chóng điều trị bệnh càng sớm càng tốt.