Bác sĩ nha khoa tư vấn cách để không bị sâu răng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Bệnh lý sâu răng có thể đe dọa tới sức khỏe răng miệng nếu mọi người không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy có cách để không bị sâu răng nào hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay về các phương pháp giúp phòng ngừa sâu răng hiệu quả trong bài viết sau đây!

1. Vì sao sâu răng lại hình thành?

Sâu răng là quá trình hủy khoáng các cấu trúc răng do vi khuẩn có hại gây ra. Đây là bệnh lý nha khoa phổ biến hàng đầu trên thế giới. Bệnh sâu răng có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng và quá trình phát triển của trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời.

Quá trình tiến triển của bệnh lý sâu răng thường trải qua các giai đoạn như sau:

– Sâu men răng: Tình trạng răng sâu nhẹ, biểu hiện thành các đốm có màu trắng đụ hoặc đốm đen nhỏ ở trên bề mặt của răng.

– Sâu ngà răng: Tình trạng răng sâu trung bình khi vi khuẩn tấn công sâu vào các tổ chức răng, tạo nên các chấm, vùng đen sâu và rõ hơn. Ở giai đoạn này, răng cũng có thể trở nên nhạy cảm hơn nhiều.

– Sâu tủy răng: Sâu răng nặng, tổn thương nhiều vùng ngà răng và cả buồng tủy. Ở giai đoạn này, tình trạng đau nhức nghiêm trọng hơn và răng rất nhạy cảm, thường xuyên thấy ê buốt.

– Chết tủy: Sâu răng nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng đối với sức khỏe răng miệng. Đồng thời, răng cũng rất nhạy cảm, các cơn đau nhức kéo dài, lan ra thái dương.

Sâu răng là quá trình hủy khoáng các cấu trúc răng do vi khuẩn có hại gây ra

Sâu răng là quá trình hủy khoáng các cấu trúc răng do vi khuẩn có hại gây ra

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng sâu răng là do vi khuẩn có hại xâm nhập và tấn công các tổ chức răng. Những người không vệ sinh răng miệng thường xuyên và khoa học có nguy cơ mắc sâu răng cao hơn cả. Ngoài ra, sâu răng cũng có thể hình thành mọi người ăn quá nhiều đồ ngọt, uống ít nước, thay đổi nội tiết tố, bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý nha khoa khác…

2. Sâu răng có nguy hiểm không?

Sâu răng được đánh giá là bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Đối với trẻ em, sâu răng sẽ ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển và hoàn thiện cơ quan răng miệng. Đối với người lớn, sâu răng có thể dẫn tới các tình trạng:

– Viêm nha chu: Tình trạng tổn thương nướu răng, gây sưng tấy, chảy máu khiến cổ chân răng bị hở và có thể gây lung lay răng.

– Viêm tủy răng: Buồng tủy bị xâm nhập và tấn công bởi vi khuẩn, khiến răng bị “chết tủy”, mất cảm giác do hệ thống dây thần kinh bị tổn thương và rất dễ bị gãy, rụng.

– Áp xe quanh răng: Vi khuẩn tấn công quá mức, gây ra các ổ mủ chứa xác của bạch cầu, xác vi khuẩn và dịch của cơ thể.

– Mất răng: Chân răng suy yếu, cấu trúc men răng, ngà và tủy răng bị tổn thương khiến răng có thể gãy, rụng bất kỳ lúc nào.

– Bệnh hô hấp: Sức khỏe vùng vòm họng bị ảnh hưởng và có thể mắc một số bệnh lý nguy hiểm như viêm amidan, viêm họng hạt, ung thư vòm họng…

– Bệnh tiêu hóa: Khả năng ăn nhai của răng bị giảm khiến dạ dày phải hoạt động quá sức, cùng với việc vi khuẩn từ khoang miệng có thể dịch chuyển xuống dạ dày và gây ra các bệnh lý nguy hiểm.

– Nhiễm khuẩn huyết: Vi khuẩn ăn sâu vào máu có thể dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn huyết, đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

Do vậy, người mắc sâu răng nên đi khám sớm để được bác sĩ tư vấn các phương pháp phù hợp giúp điều trị hiệu quả.

Sâu răng không được điều trị có thể dẫn tới viêm nha chu, viêm tủy răng, sâu răng...

Sâu răng không được điều trị có thể dẫn tới viêm nha chu, viêm tủy răng, sâu răng…

3. Cách để không bị sâu răng

Để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, ngăn ngừa sâu răng và các bệnh lý nguy hiểm khác thì mọi người cần xây dựng một chế độ sinh hoạt và vệ sinh răng miệng khoa học.

2.1. Vệ sinh răng miệng

– Vệ sinh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày sau khi ngủ dậy, sau khi ăn từ 30-45 phút và trước khi đi ngủ.

– Dùng kem đánh răng chứa Fluor để chải răng hoặc kem đánh răng được bác sĩ nha khoa khuyến cáo.

– Sử dụng các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng đối với những người đang trong quá trình niềng răng, bọc sứ… hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Đánh răng đều tất cả các bề mặt từ trong ra ngoài, đưa bàn chải theo chiều từ trên xuống hoặc xoay tròn.

– Súc miệng kỹ để làm sạch khoang miệng bằng nước muối sinh lý 0,9% hoặc các dung dịch súc miệng bác sĩ khuyến cáo sử dụng.

– Làm sạch kẽ răng bằng một số dụng cụ như chỉ nha khoa, máy tăm nước thay cho tăm truyền thống để làm sạch thức ăn nơi kẽ răng.

– Làm sạch mặt lưỡi bằng bàn chải lưỡi chuyên dụng để loại bỏ thức ăn thừa ngăn ngừa vi khuẩn có thể tấn công gây bệnh lý nha khoa.

– Sau khi vệ sinh răng miệng, nên làm sạch các dụng cụ chải răng một cách kỹ lưỡng và để ở những nơi thoáng đãng, khô ráo, sạch sẽ.

Vệ sinh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày là một trong những cách để không bị sâu răng hiệu quả thường được áp dụng

Vệ sinh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày là một trong những cách để không bị sâu răng hiệu quả thường được áp dụng

2.2. Chăm sóc răng miệng

Cùng với việc vệ sinh, làm sạch răng miệng khoa học thì mọi người cùng cần sinh hoạt với một chế độ lành mạnh để có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tối ưu hơn:

– Bổ sung các thực phẩm lành mạnh, nhiều vitamin và dưỡng chất tự nhiên cho cơ thể như rau xanh, thịt cá, trái cây tươi…

– Uống đủ nước theo thể trạng để cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng.

– Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ như bánh rán, gà rán… và thực phẩm có tính axit cao như chanh, giấm…

– Không nên hút thuốc lá hoặc sử dụng các loại đồ uống có cồn để tránh làm tổn thương và gây ố màu men răng.

– Lấy cao răng định kỳ từ 3-4 lần/năm để làm sạch mảng bám, cao răng ở các khu vực bàn chải khó vệ sinh tới.

– Thường xuyên khám sức khỏe răng miệng để kiểm soát và phát hiện sớm các bệnh lý nha khoa để có thể điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng.

Lấy cao răng định kỳ từ 3-4 lần/năm để làm sạch mảng bám, cao răng ở các khu vực bàn chải khó vệ sin

Lấy cao răng định kỳ từ 3-4 lần/năm để làm sạch mảng bám, cao răng ở các khu vực bàn chải khó vệ sin

Trên đây là những lời khuyên hữu ích của bác sĩ nha khoa về cách để không bị sâu răng. Nhìn chung, vệ sinh và chăm sóc răng miệng khoa học có thể giảm thiểu nguy cơ mắc sâu răng và các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Vì vậy, mọi người cần trang bị cho bản thân những kiến thức khoa học, chủ động lấy cao răng và khám nha khoa định kỳ để có thể bảo vệ răng một cách tối ưu nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital