Axit uric trong máu cao tăng axit uric máu dư thừa axit

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Axit uric trong máu cao hay tăng axit uric máu là tình trạng dư thừa axit uric trong máu. Axit uric được sản xuất trong quá trình phân hủy  purine – chất được tìm thấy ở một số thực phẩm nhất định và cũng được hình thành trong cơ thể. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng axit uric trong máu cao. Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua một số thông tin trong bài viết sau. 

Axit uric trong máu cao do nhiều nguyên nhân khác nhau

Axit uric trong máu cao do nhiều nguyên nhân khác nhau

Nguyên nhân dẫn tới axit uric trong máu cao

Thông thường tình trạng axit uric trong máu cao xảy ra khi thận không thể loại bỏ axit uric  hiệu quả. Các yếu tố “gây nhiễu” có thể làm chậm lại quá trình này bao gồm: thực phẩm giàu chất béo, thừa cân, đái tháo đường, uống thuốc lợi tiểu. Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn là chế độ ăn nhiều chất chứa purine hoặc cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric.
Sau đây là thông tin chi tiết về những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nồng độ axit uric trong máu tăng cao.
Các bệnh lý

  • Bệnh đái tháo đường
  • Bệnh gút, thường liên quan đến các cơn gút cấp
  • Bệnh thận hoặc tổn thương thận.
  • Gia tăng sự phân hủy của các tế bào cơ thể xảy ra ở một số loại ung thư (bao gồm ung thư bạch cầu, u lymphoma và đa u tủy) hoặc do điều trị ung thư, thiếu máu tan máu, thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc suy tim.
  • Chứng nghiện rượu, tiền sản, bệnh gan (xơ gan), béo phì, bệnh vẩy nến, suy giáp, và lượng hormone tuyến cận giáp thấp.
  • Đói, suy dinh dưỡng, hoặc ngộ độc chì.
  • Một rối loạn di truyền hiếm gặp được gọi là hội chứng Lesch-Nyhan.
Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu có thể gây ra tình trạng axit uric trong máu cao

Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu có thể gây ra tình trạng axit uric trong máu cao

Thuốc
Các loại thuốc, như thuốc lợi tiểu, vitamin C (ascorbic acid), liều thấp hơn aspirin (75 đến 100 mg mỗi ngày), niacin, warfarin (như Coumadin), cyclosporine, levodopa, tacrolimus và một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh bạch cầu, u lymphoma hay lao phổi.
Thực phẩm
Ăn các thức ăn có hàm lượng purin rất cao như nội tạng (gan, não), thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu), thịt thú sừng (hươu, nai), một số hải sản (cá mòi, cá trích, sò điệp) và bia.
Lưu ý

Người bệnh cần thăm khám và tư vấn với bác sĩ để biết được tình trạng axit uric trong máu cao có nguy hiểm hay không, nguyên nhân và cách điều trị nếu cần.

Người bệnh cần thăm khám và tư vấn với bác sĩ để biết được tình trạng axit uric trong máu cao có nguy hiểm hay không, nguyên nhân và cách điều trị nếu cần.

  • Một người có axit uric trong máu cao không có nghĩa là người đó bị gút. Nếu nồng độ acid uric trong máu cao nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào khác, không cần uống bất kỳ loại thuốc nào để giảm axit uric.
  • Xét nghiệm chất lỏng lấy từ khớp bị ảnh hưởng vì sự hiện diện của tinh thể axit uric là phương pháp duy nhất để chẩn đoán bệnh gút.
  • Axit uric cũng có thể được đo bằng nước tiểu. Nếu lượng axit uric trong máu cao, xét nghiệm nước tiểu 24 giờ có thể giúp bác sĩ kiểm tra xem cơ thể người bệnh đang sản xuất quá nhiều axit uric hay thận không đủ khả năng để loại bỏ nó.
  • Nồng độ axid uric trong máu thay đổi theo từng ngày. Nồng độ này thường cao hơn vào buổi sáng và thấp hơn vào buổi tối.
  • Nồng độ axit uric trong máu tăng cũng trong thai kỳ, ngay cả khi các mức này vẫn nằm trong phạm vi bình thường, có thể giúp chẩn đoán chứng tiền sản.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán nguyên nhân gây ra nồng độ axit uric cao và tư vấn cách điều trị phù hợp.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe. Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital