Áp xe vú: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Áp xe vú là bệnh lý khá phổ biến, thường gặp ở phụ nữ cho con  bú và phụ nữ thừa cân, có ngực lớn…hoặc cũng có khả năng áp xe vú là dấu hiệu của ung thư vú. Chị em hãy tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này trong bài viết sau.

Áp xe vú là bệnh gì?

Áp xe là tình trạng viêm sưng, đỏ và tích tụ mủ trong vú do vi khuẩn gây ra. Có rất ít trường hợp thì áp xe vú có thể là một dấu hiệu của ung thư vú

Đối tượng thường bị áp xe vú đó là những phụ nữ cho con bú vì sữa mẹ có thể gây nứt núm vú, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vú. Ngoài ra những phụ nữ thừa cân hay có ngực lớn cũng có nguy cơ bị áp xe vú cao hơn.

Áp xe vú là bệnh gì?

Áp xe vú thường gặp ở những phụ nữ đang cho con bú

Triệu chứng áp xe vú

Các dấu hiệu của áp xe vú còn tùy thuộc vào vị trí bị áp xe, giai đoạn bệnh và những yếu tố khác.

Ở giai đoạn đầu của áp xe vú, chị em có thể cảm thấy đau nhức sâu trong tuyến vú mặc dù vùng da bên ngoài có thể bình thường (vì ổ viêm nằm sâu bên trong)

Ở giai đoạn tạo thành áp xe, các triệu chứng cũng biểu hiện rõ ràng hơn. Vùng da trên ổ áp xe có thể nóng, căng và sưng đỏ; ngoài ra còn có những triệu chứng của nhiễm khuẩn như: sốt, ớn lạnh

Triệu chứng áp xe vú

Triệu chứng áp xe vú

Á xe vú có nguy hiểm không?

Nhiều chị em lo lắng áp xe vú có ảnh hưởng gì không? Thực tế, nếu phát hiện kịp thời thì đa số các trường hợp áp xe chỉ cần chích rạch, tháo mủ. Nhưng nếu áp xe không được điều trị kịp thời hay đúng lúc có thể gây biến chứng thành viêm xơ tuyến vú mãn tính. Biến chứng nặng nhất là có thể hoại tử vụ khi có các biểu hiện là hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng.

Cách điều trị áp xe vú

Nếu phát hiện sớm được áp xe vú thì có thể chữa lành được bằng kháng sinh mà không cần phẫu thuật. Còn nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sau thì cần chích rạch và tháo mủ trong ổ áp xe ra ngoài.

Tùy vào tình hình bệnh cụ thể và sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Khi điều trị xong, chị em cần nghe theo hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ và không tự ý sử dụng thêm bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Ngoài ra chị em cần lưu ý:

  • Nghỉ ngơi, không cho con vú bên vú đang bị áp xe hoặc vắt sữa cho con uống
  • Xoa bóp nhẹ nhàng, chườm nóng để hỗ trợ thông tuyến sữa
  • Khi thấy có dấu hiệu áp xe, cần sớm đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị
Áp xe vú là gì】Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Áp xe vú là gì】Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Phòng ngừa áp xe vú

Chị em nên chủ động phòng ngừa áp xe vú bằng những cách sau:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là phần ngực
  • Thường xuyên rửa tay, tắm bằng xà phòng và nước
  • Phụ nữ cho con bú chú ý vệ sinh phần ngực sạch, nhất là đầu vú bằng cách: dùng khăn sạch, nhúng vào nước ấm để lau sạch đầu vú.
  • Trước khi cho bé bú, mẹ nên lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi mới cho bé bú. Nếu bé chưa bú hết thì nên nặn hết sữa ra để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong.
  • Tránh làm xước hoặc nứt núm vú vì đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập làm viêm tuyến sữa
Khi thấy có triệu chứng áp xe vú, chị em nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám

Khi thấy có triệu chứng áp xe vú, chị em nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám Bà bầu nổi mẩn ngứa

Trên đây là những thông tin về áp xe vú. Hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích cho chị em và biết cách phòng ngừa áp xe vú. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp.

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital