Ăn xong đau bụng dưới – nguyên nhân do đâu?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Rất nhiều bạn thắc mắc ăn xong đau bụng dưới là triệu chứng của bệnh lý gì? Hãy tìm hiểu kỹ hơn về các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.Ăn xong đau bụng dưới – nguyên nhân do đâu

Tại sao ăn xong đau bụng dưới?

Sau khi ăn trong khoảng 5 – 10 phút, thức ăn trong dạ dày sẽ trải qua quá trình co bóp nghiền trộn liên tục với dịch vị dạ dày trước khi tống xuống ruột non. Quá trình này diễn ra trong một lực áp suất rất mạnh lên tới 50 – 70 H20/lần, vì thế nếu bạn ăn quá no, quá nhiều thức ăn sẽ dẫn đến dạ dày co bóp nhiều gây đau bụng.

Ăn xong đau bụng là hiện tượng tiêu hóa hết sức bình thường, nhưng tùy theo mức độ đau khác nhau mà thuộc các bệnh lý khác nhau. Nếu chỉ đau bụng bình thường thì bạn không cần quá lo ngại nhưng nếu đau bụng khó chịu kèm theo một số các triệu chứng khác thì bạn cần đặc biệt chú ý.

Ăn xong đau bụng là hiện tượng tiêu hóa hết sức bình thường

Ăn xong đau bụng là hiện tượng tiêu hóa hết sức bình thường

Triệu chứng ăn xong đau bụng dưới thuộc bệnh lý

Nếu bạn có các dấu hiệu dưới đây thì rất có thể bạn đang có vấn đề về sức khỏe:

  • Thấy khó chịu, buồn nôn, ợ nóng, và ói mửa
  • Ngay sau khi ăn đau thắt ngực và đau liên tục theo mức độ tăng dần
  • Đau bụng kéo dài trong nhiều giờ, thậm chí cả ngày
  • Chán ngán trước bất kỳ thực phẩm nào
Buồn nôn, ói mửa và ợ nóng là dấu hiệu của đau bụng dưới dạng bệnh lý

Buồn nôn, ói mửa và ợ nóng là dấu hiệu của đau bụng dưới dạng bệnh lý

Bệnh lý thường gặp của ăn xong đau bụng dưới

Nếu bạn có một trong những triệu chứng kể trên, thì rất có thể bạn đã mắc phải các bệnh lý như:

  • Đau dạ dày: Những người bị đau dạ dày thường có triệu chứng bị đau bụng vùng phía trên rốn đến dưới xương sườn trong khoảng 2 – 3 tiếng. Tình trạng đau gia tăng hơn khi bụng đói nhưng giảm dần sau khi uống thuốc hoặc sau khi ăn.
  • Hội chứng đại tràng kích thích: Hiện tượng này gặp phải khi dây thần kinh đại tràng quá nhạy cảm khiến cho đại tràng bị co bóp quá mức tạo ra những cơn đau quặn bụng trong suốt bữa ăn.
  • Tắc nghẽn mạch máu: Sau bữa ăn, máu được tăng cường quá nhiều ở hệ tiêu hóa gây ra nghẽn mạch và dẫn đến tình trạng đau thắt ngực.  Đây cũng là lý do tạo ra cơn đau dữ dội và khiến người bệnh sợ các loại thực phẩm.
  • Trào ngược dạ dày: Là loại bệnh phổ biến hiện nay có rất nhiều người mắc phải. Người bệnh thường xuyên đau bụng và có các triệu chứng thường gặp như trên và kèm theo nôn mửa hay nóng cổ khi ợ.
  • Ung thư dạ dày: Đây là bệnh lý đáng lo ngại nhất của tình trạng ăn xong đau bụng dưới. Nếu có các biểu hiện như nhanh no, liên tục ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn, hoặc các biểu hiện khác như nôn ra máu, đại tiện phân đen, hoặc thế trạng ốm yếu thì phải tới các bác sĩ thăm khám để biết nguyên nhân cụ thể.
Nếu đau bụng đi kèm các triệu chứng khác, bạn nên đến bác sỹ thăm khám và có hướng xử lý kịp thời

Nếu đau bụng đi kèm các triệu chứng khác, bạn nên đến bác sĩ thăm khám và có hướng xử lý kịp thời

Ngoài ra, nếu bạn có các biểu hiện như nôn mửa, sốt nhẹ và phân dạng lỏng thì đó có thể là do:

  • Tiêu chảy: Là do bạn ăn uống không hợp vệ sinh, hoặc nhiễm các loại vi khuẩn gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.
  • Nhiễm nấm Candida: Đây cũng là một loại nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng sau khi ăn. Nấm Candida thường tiêu diệt các loại vi khuẩn có ích trong đường ruột, khiến khả năng tiêu hóa kém sau khi ăn.

Trên đây là các thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp các thắc mắc về “Ăn xong đau bụng dưới – nguyên nhân do đâu?”. Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề sức khỏe, bạn nên nhanh chóng đến gặp các bác sĩ giàu kinh nghiệm để nhận được sự thăm khám và phương pháp điều trị thích hợp.  Nếu cần tư vấn, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc qua tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp.

Tin liên quan

  • Đau bụng dưới và ra nhiều khí hư là bệnh gì
  • Bị ra máu nâu khi mới mang thai mà không đau bụng nguyên nhân do đâu
  • Đau bụng dưới bên trái ở nữ có nguy hiểm không

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital