Ai nên tiêm vắc xin phòng cúm mùa và những điều quan trọng cần biết

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Cúm mùa là bệnh lý truyền nhiễm phổ biến lây qua đường hô hấp do vi rút cúm gây ra. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải cúm mùa với những triệu chứng điển hình như sốt cao kèm đau đầu, ớn lạnh, nhức mỏi, buồn nôn,… Tiêm vắc xin phòng cúm mùa là việc cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

1. Tìm hiểu về vắc xin phòng cúm mùa

Vắc xin phòng cúm mùa là vắc xin giúp người được tiêm giảm nguy cơ mắc các bệnh cúm phổ biến nhất trong mùa cúm (virus cúm A H1N1, virus cúm A H3N2, virus cúm B,…), giảm tỷ lệ phải nhập viện và giảm nguy cơ tử vong do biến chứng liên quan đến cúm.

Tiêm vắc xin phòng cúm mùa giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh cúm phổ biến nhất trong mùa cúm (virus cúm A H1N1, virus cúm A H3N2 và 2 loại virus cúm B)

Tiêm vắc xin phòng cúm mùa giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh cúm phổ biến nhất trong mùa cúm (virus cúm A H1N1, virus cúm A H3N2 và 2 loại virus cúm B)

Sau khi tiêm vắc xin khoảng 2 tuần, với cơ chế kích thích cơ thể sản sinh ra miễn dịch, tạo ra kháng thể; cơ thể người được tiêm đã có thể có đầy đủ kháng thể để bảo vệ bạn trước sự xâm nhập của các virus cúm trong tương lai.

2. Ai nên tiêm vắc xin ngừa cúm mùa?

Theo khuyến cáo của Trung tâm Phòng và kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ, tất cả mọi người đều nên đi chích ngừa cúm mùa hằng năm, nhất là trước thời điểm mùa cúm mùa xảy ra để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là các nhóm như:

– Người đang chăm sóc trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

– Trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi.

– Người trên 65 tuổi.

– Cán bộ y tế.

– Người mắc phải các bệnh lý nền mạn tính.

– Người tiếp xúc trực tiếp với nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cúm cao.

– Phụ nữ có dự định mang thai và phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.

Phụ nữ dự định mang thai và phụ nữ đang mang thai nên tiêm phòng cúm để bảo vệ sức khỏe

Phụ nữ dự định mang thai và phụ nữ đang mang thai nên tiêm phòng cúm để bảo vệ sức khỏe

Những trường hợp không nên tiêm vắc xin cúm mùa:

– Trẻ em dưới 6 tháng tuổi (độ tuổi quá nhỏ để tiêm vắc xin phòng cúm).

– Người có tiền sử bị dị ứng với vắc xin tiêm phòng cúm trước đó.

– Người bị dị ứng với trứng.

– Người có tiền sử mắc hội chứng hệ miễn dịch tấn công một phần của hệ thần kinh (Guillian-Barre) trong khoảng 6 tuần sau khi tiêm ngừa cúm.

3. Những điều quan trọng cần biết khi đi tiêm phòng cúm

3.1. Thời điểm tốt nhất để tiêm là từ tháng 9 – tháng 3

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm diễn ra quanh năm nhưng mùa cao điểm thường rơi vào mùa đông và mùa xuân. Khoảng thời gian thích hợp nhất để tiêm vắc xin cúm là từ tháng 9 đến tháng 3 và trước ít nhất 2 tuần trước khi cúm bước vào mùa cao điểm.

Việc tiêm phòng sớm có thể làm giảm khả năng chống lại virus của cơ thể. Vì thế, bạn nên đi tiêm nhắc lại vắc xin cúm mùa mỗi năm một lần để sức khỏe được bảo vệ tốt nhất.

3.2. Tuyệt đối không tiêm vắc xin vào đường tĩnh mạch

Các chuyên gia khuyến cáo, đường tiêm của vắc xin cúm được thực hiện là tiêm bắp, tuyệt đối không tiêm vào tĩnh mạch. Vị trí tiêm cụ thể đối với từng lứa tuổi như sau:

– Trẻ từ 6 tháng – 11 tháng tuổi: vị trí thích hợp nhất để tiêm bắp là mặt trước – bên của đùi.

– Trẻ từ 12 tháng – dưới 36 tháng tuổi: vị trí thích hợp nhất để tiêm bắp là mặt trước – bên của đùi (hoặc ở cơ Delta, nếu khối cơ thích hợp để tiêm bắp).

– Trẻ từ 36 tháng tuổi và người trưởng thành: vị trí thích hợp là tiêm ở cơ Delta.

3.3. Sau tiêm vắc xin phòng cúm mùa có thể gặp một số tác dụng phụ

Các phản ứng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin cúm thường ở mức độ nhẹ đến trung bình và sẽ tự khỏi sau 1 đến 2 ngày mà không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

– Phản ứng tại chỗ: nổi ban đỏ (quầng đỏ), nốt cứng, sưng, đau, bầm máu.

– Phản ứng toàn thân: sốt, mệt mỏi, khó chịu, run rẩy, đau đầu, đau khớp, đau cơ, đổ mồ hôi.

Các phản ứng phụ nghiêm trọng (phản ứng phản vệ) sau khi tiêm vắc xin cúm thường rất hiếm gặp, tuy nhiên cũng có thể xảy ra với bất cứ ai. Trong trường hợp người được tiêm gặp phản ứng nghiêm trọng, cần liên hệ ngay với cơ sở y tế/bệnh viện gần nhất để được chăm sóc y tế khẩn cấp, xử trí và điều trị kịp thời.

Khi người được tiêm gặp phản ứng nghiêm trọng, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được chăm sóc y tế khẩn cấp, xử trí kịp thời 

Khi người được tiêm gặp phản ứng nghiêm trọng, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được chăm sóc y tế khẩn cấp, xử trí kịp thời

Triệu chứng cho thấy người được tiêm đang gặp phản ứng nghiêm trọng:

– Nổi mề đay, phù mạch nhanh.

– Sốt cao, co giật.

– Khó thở, thở rít, tức ngực.

Đau bụng, buồn nôn hoặc nôn.

– Tụt huyết áp, ngất.

– Rối loạn ý thức.

Trên đây là những thông tin cơ bản về vắc xin phòng cúm mùa giúp bạn giải đáp thắc mắc về đối tượng tiêm và những lưu ý quan trọng khi đi tiêm. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vắc xin phòng cúm hay các loại vắc xin tiêm phòng bảo vệ sức khỏe khác, bạn có thể liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital