6 Đồ uống giảm triệu chứng sốt xuất huyết cho mẹ bầu

Tham vấn bác sĩ

Thời điểm giao mùa ở miền Bắc tạo điều kiện cho muỗi vằn phát triển và mẹ bầu là 1 trong những đối tượng dễ mắc bệnh sốt xuất huyết nhất. Phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết cần tuân thủ 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất. Dưới đây là 6 nhóm đồ uống giảm triệu chứng sốt xuất huyết cho mẹ bầu bạn nên biết. 

1. Các triệu chứng sốt xuất huyết mà mẹ bầu cần lưu ý 

Bệnh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai có những biểu hiện tương tự như người bình thường. Vì thế khi có những dấu hiệu sau, bạn nên chủ động kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi:

– Sốt cao đột ngột đi kèm với cảm giác rét, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi toàn thân và đau nhức ở hốc mắt.

đồ uống giảm triệu chứng sốt xuất huyết cho mẹ bầu

Mẹ bầu bị sốt xuất huyết sẽ có các triệu chứng như người bình thường nhiễm bệnh

– Cảm giác mệt mỏi, nhạt miệng, cảm giác buồn nôn hoặc bị nôn thường xuyên.

– Cơ thể mất nước, miệng khô, khát nước và tiểu ít.

– Khó thở và cảm giác khó chịu khi thở.

– Nổi nốt đỏ trên da mà không mất đi khi bấm vào.

– Huyết áp giảm dẫn đến tình trạng choáng và nhịp tim tăng.

– Bị chảy máu chân răng.

Với những dấu hiệu trên, bạn nên đi khám kịp thời để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh.

2. 6 nhóm đồ uống giảm triệu chứng sốt xuất huyết cho phụ nữ có thai

2.1. Oresol 

Đồ uống giảm triệu chứng sốt xuất huyết cho mẹ bầu luôn được nhiều chị em quan tâm và tìm kiếm. 1 trong những đồ uống được khuyên dùng trong thời điểm bạn bị sốt chính là oresol.

Oresol chứa các chất điện giải, giúp cho người bị ốm, sốt bù lại được lượng nước và các chất cần thiết bị mất đi trong quá trình bị tăng thân nhiệt do virus xâm nhập.

Oresol cung cấp chất điện giải và các chất cần thiết giúp cải thiện tình trạng mất nước ở người bị ốm sốt

Oresol cung cấp chất điện giải và các chất cần thiết giúp cải thiện tình trạng mất nước ở người bị ốm sốt

Dung dịch Oresol nên được pha chế theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả sử dụng. Khi pha chế, nên sử dụng nước đã đun sôi và để nguội, tránh pha chế với sữa, nước khoáng hoặc nước trái cây. Đồng thời, bạn không nên thêm đường vào dung dịch sau khi đã pha và không nên chia nhỏ gói oresol để pha chế thành nhiều lần.

Oresol nên được pha chế theo đúng lượng nước đã hướng dẫn trong 1 gói để phát huy tối đa hiệu quả của loại nước bù điện giải này.

2.2. Nước dừa

Nước dừa là một nguồn tuyệt vời của các khoáng chất quan trọng, giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp mất nước do sốt cao.

Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng cho thấy nước dừa tự nhiên chứa nhiều chất như đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ, enzyme, và các loại vitamin như vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, và vitamin C.

Nước dừa cũng cung cấp một phạm vi đa dạng các khoáng chất như kali, natri, canxi, magiê, selen, đồng, kẽm và nhiều chất khác, tương tự như hỗn hợp chất trong tế bào cơ thể. Đặc biệt, hàm lượng kali phong phú trong nước dừa giúp cân bằng điện giải, tối ưu hoá hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Ngoài ra, nước dừa cũng hỗ trợ quá trình hấp thụ và điều tiết chất lỏng trong cơ thể, đồng thời bổ sung và bù nước cho cơ thể một cách hiệu quả.

2.3. Nước ép trái cây 

Nước ép trái cây là một nguồn cung cấp chất điện giải và vitamin tuyệt vời cho cơ thể. Do đó, trong trường hợp bị sốt xuất huyết, nên lựa chọn uống nước ép thay vì chỉ uống nước lọc.

Nước ép trái cây chứa nhiều Vitamin, tốt cho phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết

Nước ép trái cây chứa nhiều Vitamin, tốt cho phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết

Nước ép từ các loại trái cây như: cam, chanh, bưởi, kiwi, cà chua chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như kali và natri, đặc biệt là vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện tính vững bền của thành mạch, từ đó giảm nguy cơ xuất huyết.

2.4. Nước ép củ cải đường 

Củ cải đường là một nguồn dồi dào chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn tình trạng giảm tiểu cầu do tác động của các gốc tự do. Nó chứa các loại vitamin A, C, K và những khoáng chất thiết yếu, giúp ngăn ngừa sự suy thoái của mạch máu và sự phát triển của các vấn đề về tuần hoàn. Bằng cách thường xuyên uống nước ép từ củ cải đường, người bệnh sốt xuất huyết có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Củ cải đường cũng được xem như một biện pháp tại nhà tuyệt vời để giảm mệt mỏi và các triệu chứng tương tự của bệnh sốt xuất huyết. Do củ cải đường có hàm lượng sắt cao, nó đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sản xuất tế bào máu. Hỗn hợp từ củ cải đường và nước chanh không chỉ cung cấp nước cho cơ thể mà còn tăng cường hấp thu sắt vào cơ thể.

2.5. Nước nha đam 

Nha đam là một nguồn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm: canxi, magiê, phốt pho, kali, kẽm, natri, đồng, cùng với vitamin C, E và B. Do đó, nước ép nha đam đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe tim mạch và thúc đẩy sản xuất tiểu cầu trong máu. Việc bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn của người bệnh sốt xuất huyết là rất tốt.

2.6. Sữa tươi

Ngoài các loại đồ uống điện giải thông thường, Tổ chức Y tế Thế giới cũng đề xuất uống sữa như một phương pháp giảm triệu chứng của sốt xuất huyết thay vì chỉ uống nước lọc.

Sữa tươi cung cấp năng lượng cho người bị sốt, khẩu vị kém

Sữa tươi cung cấp năng lượng cho người bị sốt, khẩu vị kém

Sữa là một nguồn cung cấp giàu protein và thường được sử dụng để bổ sung dưỡng chất hàng ngày hoặc trong trường hợp ốm. Mặc dù nhiều người khi bị sốt xuất huyết có thể ngại uống sữa vì cho rằng sữa gây đầy bụng, khó tiêu và làm tăng nhiệt độ cơ thể.

Tuy nhiên, sữa là một nguồn cung cấp dưỡng chất quan trọng, chứa natri 42mg/100g và kali 156mg/100g, cùng với các vitamin và khoáng chất như canxi, vitamin D, vitamin K, phốt pho, magiê và kẽm, tất cả đều rất cần thiết để thực hiện các chức năng của cơ thể và giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng.

Sữa có dạng lỏng, phù hợp với người bệnh trong trạng thái mệt mỏi và không thèm ăn. Sự tiêu hóa và hấp thu của sữa cũng diễn ra dễ dàng, giúp bổ sung năng lượng một cách nhanh chóng.

3. Khi phát hiện bị sốt xuất huyết mẹ bầu nên làm gì? 

Đối với mẹ bầu, nếu có bất kỳ nghi ngờ hay xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh sốt xuất huyết trong thời gian mang thai, điều quan trọng là bạn phải đến bệnh viện ngay lập tức.

Sốt xuất huyết có thể có hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai, do đó việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để đảm bảo kết quả tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi. Việc giảm số lượng tiểu cầu hoặc xuất hiện chảy máu từ bất kỳ vị trí nào trên cơ thể được coi là các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết.

Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc về chăm sóc thai sản hay chế độ dinh dưỡng khi mang thai hãy để lại thông tin liên hệ để Thu Cúc TCI hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital