6 cách đơn giản “đánh bay” chứng ê buốt răng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Ê buốt răng là tình trạng nhiều người gặp phải. Người bệnh có thể gặp khi ăn thức ăn nóng hay lạnh, đồ ăn chua,… Nguyên nhân là do men bảo vệ bên ngoài mặt nhai răng hoặc men chân răng bị mòn đi. Điều đó cho thấy ngà răng bị lộ ra, đây là nơi chứa đầy các ống siêu nhỏ với nhiều đầu dây thần kinh nhạy cảm chạy qua

Dưới đây là 6 cách giúp bạn giảm mức độ ê buốt răng.

Sử dụng bàn chải đánh răng mềm,

Sử dụng bàn chải đánh răng mềm, đánh răng 2 lần mỗi ngày,….

1. Hãy thử các loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm

Trên thị trường hiện nay có bán nhiều thương hiệu kem đánh răng dành cho người có răng nhạy cảm. Một vài loại kem chứa một hoạt chất như kali natri, giúp ngăn chặn hình thành ống nhỏ trong ngà răng. Chúng không hiệu quả với tất cả mọi người, tuy nhiên các chuyên gia đều đồng ý rằng sử dụng kem chuyên dụng này nên là bước khởi đầu trong việc khắc phục chứng ê buốt của răng.

2. Thay đổi cách chải răng

Nếu bạn không sử dụng bàn chải mềm, nếu bạn chải răng mạnh, hoặc bạn không chải răng đầy đủ trong khoảng 2 phút,… rất có thể khiến hàm răng của bạn bị tổn thương nhiều hơn. Men chân răng có tác dụng bảo vệ chân răng nhưng nó thậm chí lại bị mòn đi nhanh hơn so với men răng. Vì thế hãy thay đổi thói quen đánh răng để bảo vệ răng tốt hơn, hạn chế tình trạng ê buốt.

3. Tránh đồ uống và thức ăn có tính axit

Hạn chế tiếp xúc với rượu vang đỏ, nước uống có ga, các loại nước ép trái cây và các loại thực phẩm có tính axit

Hạn chế tiếp xúc với rượu vang đỏ, nước uống có ga, các loại nước ép trái cây và các loại thực phẩm có tính axit

Tiếp xúc với rượu vang đỏ, nước uống có ga, các loại nước ép trái cây và các loại thực phẩm có tính axit như cam và dưa chua có thể khiến men răng bị tấn công liên tục. Vì thế hãy hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống trên, hãy đánh răng sau khi ăn ít nhất 20 phút (không được sớm hơn vì đánh răng vào thời điểm đó có thể khiến men răng bạn bị tổn thương thêm).
Ngay cả khi răng bạn chưa thấy có vấn đề gì thì tốt nhất bạn nên thận trọng với việc tiêu thụ một số loại đồ ăn, thức uống nhất định vì men răng mất đi sẽ không khôi phục lại được.

4. Hãy yêu cầu bác sỹ trám răng

Nếu bạn kem đánh răng chuyên dụng không hiệu quả, hãy nói với bác sỹ về việc bọc màng rào cản. Bôi lớp phủ florid hoặc trám hạt nhựa cho các vùng răng nhạy cảm sẽ giúp bảo vệ răng của bạn tốt hơn.

5. Ngừng nghiến răng

Nếu bạn nghiến răng khi gặp căng thẳng, khi đang ngủ, đau lợi và đau đầu không rõ nguyên nhân,… men răng sẽ bị mài mòn, khiến răng trở nên nhạy cảm.

Bạn cũng nên trám răng để bảo vệ răng tránh tình trạng ê buốt răng

Bạn cũng nên trám răng để bảo vệ răng

Nếu bạn mắc chứng nghiến răng hãy thử dùng miếng bảo vệ răng vào ban đêm, hoặc thay đổi tư thế ngủ. Nếu bạn nhận thấy mình nghiến chặt răng trong ngày, hãy nhắc nhở bản thân để hàm được thư giãn với hai hàm răng cách xa nhau.

6. Đi điều trị tụt nướu

Thông thường chân răng được bao phủ bởi mô nướu. Tuy nhiên nếu bạn bị tụt nướu do các căn bệnh về lợi, hoặc thậm chí là do đánh răng mạnh, sau đó chân răng sẽ bị lộ ra và men chân răng có thể mòn đi các nha sĩ có thể khôi phục lại phần nướu bị tụt của bạn ví dụ như điều trị liên quan đến phẫu thuật ghép mô.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital