Theo Báo điện tử Vietnamnet.vn [Mỗi năm có khoảng 1.200 trường hợp phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng tại Việt Nam. Tuy nhiên, có nhiều sự thật về căn bệnh này mà hầu hết chị em chưa biết.]
Menu xem nhanh:
1. Tỉ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh ung thư phụ khoa
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 240.000 phụ nữ trên toàn thế giới được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng, và khoảng 150.000 trường hợp tử vong. Đến năm 2020, dự tính sẽ có hơn 303.000 trường hợp mới mỗi năm. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1.200 trường hợp phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng.
Tỷ lệ sống sau 5 năm của các loại ung thư buồng trứng nói chung chỉ khoảng 45%. Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỉ lệ sống 5 năm là 93%. Mặc dù vậy, chỉ có 15% được phát hiện sớm, do bệnh ít khi có triệu chứng sớm, triệu chứng dễ nhầm lẫn nên phụ nữ thường chủ quan.
2. Tất cả phụ nữ, thậm chí trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh
Theo PGS.TS.BS Đoàn Hữu Nghị (Nguyên Giám đốc Bệnh viện E, Phó giám đốc Bệnh viện K, hiện là Giám đốc Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc): “Ung thư buồng trứng thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản hoặc lúc mãn kinh. Độ tuổi trung bình mắc ung thư buồng trứng là khoảng 60 tuổi. Tuy nhiên, ung thư buồng trứng cũng có thể gặp ở trẻ em gái. Gần đây nhất, có trường hợp bé gái 5 tuổi – HCM bị ung thư buồng trứng giai đoạn 3, xin được tư vấn điều trị ung thư.”
Di truyền là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ung thư buồng trứng. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI), 15-40% phụ nữ có một gen BRCA1 hoặc BRCA2 đột biến sẽ mắc ung thư buồng trứng trong cuộc đời họ, trong khi tỷ lệ ở người không có gen đột biến chỉ là 1,4%. Bên cạnh đó, béo phì, sử dụng liệu pháp thay thế hormone sau mãn kinh… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
3. Triệu chứng dễ nhầm lẫn
Các triệu chứng của ung thư buồng trứng cũng rất dễ nhầm lẫn với rối loạn bàng quang và hệ thống tiêu hóa như: đau bụng, đau vùng chậu, ăn không ngon hoặc ăn nhanh no, táo bón, tiêu chảy, và đầy hơi. Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm: rối loạn kinh nguyệt, đau khi quan hệ tình dục, mệt mỏi, giảm cân bất thường…
Theo thống kê từ NCI, có tới 17% phụ nữ được chẩn đoán khi ung thư lây lan đến các hạch bạch huyết, 62% trường hợp đã di căn sang các cơ quan ở xa, một số phụ nữ có thể bị chẩn đoán nhầm với bệnh khác trước khi họ tìm ra ung.
4. Có thể mang thai sau hỗ trợ điều trị nếu phát hiện sớm
Thông thường, phẫu thuật là phương pháp hỗ trợ điều trị chính cho ung thư buồng trứng. Người bệnh cần cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng. Một số trường hợp có thể cần loại bỏ tử cung, các hạch bạch huyết, mạc nối, vv… nếu ung thư lan rộng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân còn trẻ tuổi, có nhu cầu mang thai trong tương lai và bị ung thư buồng trứng giai đoạn đầu có thể bảo toàn khả năng sinh sản bằng cách chỉ cắt bỏ 1 buồng trứng và ống dẫn trứng.
Sau đó, người bệnh phải xạ trị hoặc hóa trị bổ sung để tiêu diệt hết các tế bào ung thư và đề phòng nguy cơ ung thư tái phát. Tuy nhiên, với điều kiện ung thư chỉ nằm trong một buồng trứng thì mới áp dụng được phương pháp này. Thời gian tốt nhất để mang thai là từ 2 – 5 năm sau hỗ trợ điều trị.
5. Tầm soát là cách tốt nhất giúp phát hiện sớm
Cũng theo bác sĩ Nghị, ung thư buồng trứng nếu được phát hiện sớm, cơ hội và hỗ trợ khỏi tương đối cao. Cụ thể, ở giai đoạn IA và IB – khi ung thư chưa lan ra khỏi buồng trứng, tỷ lệ sống sau 5 năm là 92%. Bác sĩ Nghị cho biết thêm, nhờ tầm soát ung thư khi chưa có dấu hiệu của bệnh, năm vừa qua Bệnh viện Thu Cúc đã hỗ trợ điều trị thành công cho 3 ca ung thư buồng trứng giai đoạn sớm bằng phương pháp phẫu thuật và hóa trị.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng các gói khám tầm soát ung thư phù hợp với nhiều đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khác nhau như: Gói tầm soát ung thư cơ bản, nâng cao dành cho cả nam và nữ, các gói tầm soát ung thư lẻ từng bộ phận trong đó có gói tầm soát ung thư buồng trứng – phát hiện sớm ung thư từ khi chưa có triệu chứng.