5 nguyên tắc phòng bệnh thấp tim nên biết

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Không những gây ra những triệu chứng khó chịu ở khớp tim, não, da mà bệnh thấp tim còn có thể để lại những di chứng nặng nề. Vì thế, việc đề phòng bệnh thấp tim là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng mỗi người. Cùng tìm hiểu các biện pháp phòng tránh bệnh thấp tim qua bài viết dưới đây. 

1.Bệnh thấp tim là gì, do nguyên nhân nào gây ra?

Thấp tim là bệnh tự miễn, do liên cầu khuẩn beta nhóm A gây ra. Bệnh là hậu quả của việc các nhiễm khuẩn đường hầu họng như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang không được điều trị kịp thời và dứt điểm. Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 3% số trẻ bị viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn beta nhóm A sẽ gặp phải biến chứng thấp tim. 

Do vậy, để ngăn ngừa bệnh thấp tim, bệnh nhân cần được phát hiện và điều trị sớm các nhiễm khuẩn hầu họng. Đặc biệt với trẻ em, thăm khám và phát hiện sớm các bệnh nhiễm khuẩn hô hâp sẽ giúp trẻ ít phải đối mặt với biến chứng thấp tim. 

Đề phòng bệnh thấp tim là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng mõi người.

Đề phòng bệnh thấp tim là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng mõi người.

2. Phát hiện, điều trị tích cực các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp để tránh nguy cơ thấp tim

Đối với trẻ 5 – 15 tuổi, cha mẹ cần chú ý theo dõi sát sao và đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ có một hoặc các triệu chứng sau:

– Bị viêm họng tái phát nhiều lần

– Thường xuyên đau mỏi, sưng, nóng, đau khớp

– Tức ngực, đau vùng tim

– Khó thở, mệt mỏi

– Bất thường về tâm thần, vận động

Đồng thời, bạn nên đưa trẻ đi khám định kỳ để có thể phát hiện các yếu tố nguy cơ gây bệnh từ sớm và điều trị hiệu quả. Như vậy cũng có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh và những hậu quả do bệnh gây ra. 

3. Giữ vệ sinh môi trường sinh hoạt

3.1 Vệ sinh môi trường để phòng bệnh thấp tim

Điều kiện sống kém, môi trường thiếu trong lành, ẩm thấp, nhiều khói bụi là những tác nhân khiến các bệnh hô hấp và bệnh thấp tim tìm đến. Vì vậy, để phòng bệnh, bạn nên giữ gìn môi trường sống sạch sẽ bằng cách:

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phơi chăn màn, thay ga đệm

– Tạo môi trường sống khô ráo, thoáng đãng

– Trồng nhiều cây xanh giúp không khí trở nên trong lành hơn, lưu ý chọn loại cây trồng phù hợp nếu bạn có cơ địa dị ứng. 

3.1 Phòng bệnh thấp tim nhờ thường xuyên vệ sinh thân thể

Bên cạnh vệ sinh môi trường sống, bạn cũng cần quan tâm vệ sinh cơ thể, tắm rửa thường xuyên, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, thường xuyên súc họng bằng nước muối hoặc nước súc họng. Điều này sẽ làm liên cầu khuẩn không còn môi trường để sinh sôi, giảm khả năng mắc bệnh. 

Giữ môi trường sống luôn trong lành và thường xuyên vệ sinh cơ thể là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh thấp tim.

Giữ môi trường sống luôn trong lành và thường xuyên vệ sinh cơ thể là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh thấp tim.

3. Giữ ấm cơ thể

Theo các nghiên cứu, những người thường xuyên sống ở khí hậu lạnh hoặc những nơi mùa đông khắc nghiệt sẽ có nguy cơ mắc bệnh thấp tim cao hơn. Nếu phải sinh sống trong những môi trường này, bạn hãy cố gắng giữ ấm cho cổ, ngực, mũi họng của mình bằng cách mặc nhiều quần áo, quàng khăn, đội mũ, đeo găng tay, dùng lò sưởi,… để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.

4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Nếu sức đề kháng kém thì nguy cơ bạn mắc phải các bệnh tật nói chung sẽ cao hơn. Đây cũng là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh thấp tim. Bởi vậy, bạn nên chủ động xây một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm tăng sức đề kháng, đảm bảo đủ khả năng chống chọi với bệnh tật. 

Những lưu ý khi bổ sung thực phẩm nhằm tăng sức đề kháng:

– Đảm bảo cung cấp thực phẩm đủ 4 nhóm chất, đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Thông thường, năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 55-65% (tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do các chất béo cung cấp chiếm 20-25% và 15-20% là từ chất đạm.

– Bổ sung các loại rau xanh và quả chín như súp lơ, , các loại gia vị như hành, tỏi, sả, lá mơ, tía tô, kinh giới, hương nhu, gừng, bạc hà, rau thơm, rau húng…

– Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, các thực phẩm giàu sắt, kẽm, selen…

– Uống đủ nước theo nhu cầu từ 2 – 2,5 lít nước/người/ngày. Có thể dùng nước chanh, nước cam, nước sả, nước gừng…giúp thêm hương vị và tăng khả năng miễn dịch tự nhiên.

5. Tiêm phòng đúng lịch

Cho đến nay, tiêm phòng vẫn là cách phòng tránh bệnh thấp tim. Đây thực chất là biện pháp ngăn bệnh thấp tim tái phát và gây ra những di chứng nguy hiểm cho người bệnh. Thuốc dùng để tiêm phòng thấp là penicillin tác dụng chậm, thường được tiêm ngay sau đợt điều trị thấp cấp. Thời gian tiêm phòng thấp thường từ từ vài năm đến vài chục năm tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân.

Bệnh thấp tim có thể được phòng ngừa và cải thiện nhờ chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh.

Bệnh thấp tim có thể được phòng ngừa và cải thiện nhờ chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh.

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn biết được cách phòng bệnh thấp tim hiệu quả để tránh những phiền toái do bệnh gây ra và những nguy cơ lâu dài đối với sức khỏe. Nên nhớ rằng cơ sở của việc phòng bệnh này là ngăn chặn nguyên nhân gây bệnh và những yếu tố nguy cơ gây bệnh. Hãy luôn theo dõi sức khỏe, thăm khám thường xuyên để phát hiện những yếu tố nguy cơ đó và nhận được những lời khuyên hữu ích của bác sĩ. Khi không may mắc bệnh, hãy điều trị sớ để được tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital