4 điều cần biết về tầm soát ung thư phổi

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính hàng đầu, bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu bị phát hiện ở giai đoạn muộn. Hiện nay, có tới 70% bệnh nhân ung thư phổi ở Việt Nam phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khiến cho việc điều trị khó khăn. Do đó tầm soát ung thư phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm giúp giảm thiểu chi phí điều trị bệnh, kéo dài thời gian sống và giảm thiểu tỷ lệ tử vong của người bệnh.

1. Một số nguyên nhân chính gây nên ung thư phổi

Ung thư phổi là một căn ác tính được bắt nguồn từ các mô phổi. Trong đó các mô phổi có sự tăng sinh không thể kiểm soát và tạo thành khối u ác tính. Sự tăng trưởng tế bào này có thể lan ra ngoài phổi tới các mô hoặc bộ phận khác trong cơ thể, quá trình này được gọi là di căn. Hầu hết các loại ung thư bắt nguồn từ trong phổi là loại ung thư biểu mô. Một vài nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này bao gồm:

– Hút thuốc: Đây được xem là tác nhân chính gây nên bệnh ung thư phổi. Trong khói thuốc lá có chứa ít nhất khoảng 73 các loại chất gây ung thư như NNK, benzo-pyren, Buta-1,3-dien…

– Do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với amiang, khí radon (có trong đất, hầm mỏ), ngoài ra amiang còn có thể gây ra bệnh ung thư màng phổi

– Ô nhiễm không khí ngoài trời: Điều này cũng là một trong những tác động gây gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Các hạt vật chất nhỏ (bụi PM2.5) và sol khí sunfat (trong khí thải xe cộ) có mối liên quan mật thiết tới sự gia tăng nguy cơ nhẹ. Theo ước tính, tình trạng ô nhiễm không khí ngoài trời là nguyên nhân chiếm 1 – 2% số trường hợp mắc phải căn bệnh ung thư phổi.

– Hút thuốc lá thụ động: Theo thống kê, nguy cơ mắc bệnh đối với những người sống cùng với người hút thuốc lá tăng lên khoảng 20 – 30%.

nguyên nhân gây ung thư phổi

Hút thuốc lá được xem là tác nhân chính gây nên bệnh ung thư phổi

2. Tầm soát ung thư phổi quan trọng ra sao? Những ai nên tầm soát?

2.1. Tại sao cần thực hiện việc tầm soát ung thư phổi?

Ung thư phổi vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các ca tử vong do ung thư trên toàn thế giới. Mặc dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ mới trong việc chẩn đoán và điều trị căn bệnh này, nhưng nhìn chung tiên lượng sống sau 5 năm ở những bệnh nhân này vẫn thấp khoảng 16,8%. Tương đương với 10 người mắc ung thư phổi thì sau 5 năm chỉ 1-2 người còn sống.

Việc chẩn đoán bệnh ung thư phổi ở giai đoạn sớm sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị rất lớn. Nếu phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi bệnh rất cao, giúp gia tăng thời gian sống và cải thiện được chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Thông qua những nghiên cứu lớn trên thế giới đã được thực hiện cho thấy rằng sàng lọc ung thư phổi mang đến lợi ích rõ rệt trong việc làm giảm mức độ bệnh tật cũng như giảm tỷ lệ tử vong do căn bệnh ung thư phổi gây ra.

2.2. Khi nào nên bắt đầu tầm soát ung thư phổi?

Theo các chuyên gia y tế, người dân nên bắt đầu tầm soát (sàng lọc) ung thư phổi ngay nếu nằm trong 2 nhóm nguy cơ cao sau:

Nhóm 1

– Người có độ tuổi ≥ 55

– Người có thời gian hút thuốc lá ≥ 30 gói/năm

Nhóm 2

– Người có độ tuổi ≥ 50

– Người hút thuốc lá ≥ 20 gói/năm

– Người có một yếu tố nguy cơ khác ngoại trừ việc hút thuốc lá thụ động

Ngoài ra, nếu có các triệu chứng sau đây thì bạn cũng nên đi sàng lọc ung thư phổi ngay:

– Ho kéo dài và ho ra máu

– Đau tức tại một vùng của ngực

– Có sự thay đổi về giọng nói

– Có dấu hiệu thở khò khè

– Thường xuyên bị mệt mỏi

– Đau khi nuốt

Để sàng lọc ung thư phổi, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như: chụp CT, chụp MRI, xét nghiệm máu,…

ai cần đi tầm soát ung thư phổi

Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ ung thư phổi, bạn cần tiến hành thăm khám ngay

3. Một số lưu ý cần biết khi tầm soát ung thư phổi

Trước khi thực hiện sàng lọc ung thư phổi bạn cần lưu ý một số thông tin như sau:

– Nên tiến hành nhịn ăn trước khi đi khám để thực hiện một số xét nghiệm nhằm đảm bảo kết quả chính xác.

– Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện chụp cắt lớp vi tính lồng ngực CT.

– Bệnh nhân nên tìm hiểu về quy trình sàng lọc ung thư phổi để có thể hiểu thêm về phương pháp này, tránh những bỡ ngỡ ban đầu.

– Hãy chú ý lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng và có đội ngũ bác sĩ giỏi để thực hiện.

Sàng lọc ung thư phổi là biện pháp hữu hiệu nhất để bạn phát hiện sớm và kịp thời điều trị bệnh ung thư phổi, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình. Hiện nay tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang triển khai gói sàng lọc phát hiện ung thư phổi với nhiều ưu điểm vượt trội như: quy tụ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm; Có đầy đủ các phương tiện chuyên môn, thiết bị y tế hiện đại giúp chẩn đoán xác định bệnh lý và biết được giai đoạn trước điều trị: Nội soi, chụp CT, chụp MRI, chẩn đoán mô bệnh học,…

Khám sức khỏe và tầm soát ung thư tại TCI

Thu Cúc TCI là địa chỉ y tế được nhiều người dân tin chọn

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về việc tầm soát (sàng lọc) bệnh ung thư phổi. Đừng quên bảo vệ sức khỏe bản thân và tiến hành thăm khám định lỳ tại các cơ sở y tế uy tín để an tâm sống khỏe mỗi ngày nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital