4 chỉ số tầm soát ung thư phổ biến hiện nay, bạn nên biết

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Tỷ lệ ung thư tăng cao qua mỗi năm gây nên sự hoang mang, sợ hãi của nhiều người trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Trước thực trạng này, chủ động trong việc tầm soát ung thư sớm là đặc biệt cần thiết. Và trong quá trình kiểm tra, sàng lọc ung thư thì các chỉ số tầm soát ung thư giống như một “móc xích” gợi ý quan trọng. Nó phối hợp chặt chẽ với các kết quả xét nghiệm khác để tăng cao phần trăm phán đoán chính xác về nguy cơ của căn bệnh nguy hiểm này

1. Tầm soát ung thư là gì

Thực tế ghi nhận được phần lớn các trường hợp mắc ung thư đều phát hiện ở giai đoạn muộn. Thậm chí khối u đã di căn sang các bộ phận khác. Lúc này việc điều trị không còn hiệu quả triệt để, chỉ có thể kéo dài thêm sự sống của người bệnh. Vì vậy, việc chủ động kiểm tra, tầm soát định kỳ là cách chẩn đoán sớm nguy cơ ung thư, ảnh hưởng quan trọng đến thái độ xử trí và kết quả điều trị bệnh.

Vẫn còn rất ít người hiểu đúng và đủ về việc tầm soát ung thư. Đây là “phương pháp vàng” giúp phát hiện sớm ra các bệnh ung thư từ giai đoạn mầm mống, hoặc khi khối u còn nhỏ chưa phát triển hay di căn sang các bộ phận khác. Từ đó, có thể điều trị dễ dàng bằng cách loại bỏ các mô bị tổn thương trước khi chúng phát triển thành ung thư. Và tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn rất nhiều so với việc phát hiện muộn, hiệu quả thành công khoảng 90% trở lên.

Chỉ số tầm soát ung thư

Tầm soát ung thư sớm là cách bảo vệ sức khỏe hiệu quả và phát hiện sớm dấu ấn ung thư ngay từ khi khởi phát

2. Chỉ số chỉ điểm ung thư ở trong xét nghiệm máu là đủ?

Quy trình tầm soát ung thư toàn diện thường diễn ra trong 4 bước: khám lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và nội soi chẩn đoán. Trong đó, các xét nghiệm về chỉ điểm ung thư đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chẩn đoán cuối cùng. Tuy nhiên, để đưa ra kết quả chính xác nhất về việc có xuất hiện ung thư hay không thì căn cứ vào một mình danh mục xét nghiệm là không đủ. Bác sĩ cũng cần dựa vào các phương pháp sàng lọc chẩn đoán hình ảnh kết hợp.

Chỉ số tầm soát ung thư có vai trò vừa phát hiện sớm, vừa chẩn đoán, đánh giá giai đoạn của bệnh. Là yếu tố góp phần giúp các xét nghiệm, khi kết hợp với kết quả khám lâm sàng khác thêm phần chắc chắn hơn.

3. Những chỉ số chỉ điểm ung thư phổ biến cần biết

3.1 AFP – Chỉ số chỉ điểm ung thư gan

Ung thư gan là loại ung thư phổ biến xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Nó có khả năng gây ra tỷ lệ tử vong cao thứ 3 thế giới, sau ung thư phổi và ung thư dạ dày. Nguyên nhân dẫn đến ung thư gan xuất phát từ viêm gan mạn tính do HCV và HBV dẫn đến xơ gan. Theo nghiên cứu, ung thư gan tiến triển một cách thầm lặng, không có triệu chứng rõ rệt vào giai đoạn đầu nên dễ bị bỏ qua, xem nhẹ.

Do vậy, định lượng AFP (Alpha Fetoprotein) đóng vai trò là một chất chỉ điểm khá quan trọng để tầm soát ung thư gan. Ngoài ra, chỉ số chỉ điểm ung thư này còn được dùng để theo dõi tiến trình bệnh ở bệnh nhân mắc gan mạn tính như:

Xơ gan

– Viêm gan siêu vi C và B

Sàng lọc ung thư gan

Xét nghiệm AFP là chỉ số chỉ điểm ung thư gan điển hình

AFP là một dạng huyết thanh ở trong gan và túi noãn hoàn của bào thai. Sau khi sinh, nồng độ AFP giảm xuống, có biểu hiện bị ức chế ở người trưởng thành với một lượng nhỏ <10ng/ml. Nếu nồng độ vượt ngưỡng 20ng/ml thì là dấu hiệu cảnh báo mắc ung thư gan cao.

Tuy nhiên, AFP tăng không chắc chắn là người bệnh mắc ung thư gan. Bởi điều này xuất hiện ở cả một số đối tượng khác như:

– Người mắc bệnh lý viêm gan.

– U quái tinh hoàn.

– Phụ nữ có thai.

Và nếu AFP ở mức bình thường cũng không thể loại bỏ khả năng mắc ung thư gan. Cần kết hợp với hai dấu ấn khác là AFP-L3 và PIVKA-II thì kết quả mới thực sự có giá trị.

3.2 CEA – Chỉ số tầm soát ung thư đại tràng

CEA (Carcinogembryonic Antigen) là kháng nguyên được tìm thấy trong nhiều tế bào khác nhau của cơ thể. Nhưng thường là liên kết với các khối u nhất định và sự phát triển của thai nhi. Sau khi sinh, lượng CEA cũng giảm xuống đáng kể. Thường duy trì nồng độ mức bình thường là 0-5ng/ml ở người trưởng thành. Nếu vượt quá trị số này, sẽ cho thấy nguy cơ mắc ung thư cao, đặc biệt là ung thư đại tràng

Bên cạnh đó, đối với người mắc ung thư đại tràng thì xét nghiệm định lượng CEA giúp xác định giai đoạn phát triển của bệnh. Đặc biệt, còn đánh giá được mức độ di căn trong suốt quá trình điều trị và diễn biến bệnh.

Tuy nhiên, chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm CEA không thôi là chưa đủ để chắn chắn mắc ung thư đại tràng. Bởi nồng độ CEA tăng ở một số đối tượng không liên quan đến ung thư như:

– Người hút thuốc lá

– Người mắc bệnh lý dạ dày ruột/bệnh lý phổi

– Người bị viêm tuyến vú mạn tính,…

3.3 PSA – Chỉ điểm dấu ấn ung thư tiền liệt tuyến

PSA (Prostate Specific Antigen) là kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt. Chủ yếu được tìm thấy trong tinh dịch hoặc được sản xuất trong tuyến tiền liệt, ngoài ra cũng có một lượng nhỏ kháng nguyên lưu thông trong máu.

Xét nghiệm định lượng PSA trong máu được coi là hiệu quả nhất trong chẩn đoán và theo dõi sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt. Nếu định lượng PSA tăng cao cho thấy không loại trừ khả năng nguy cơ mắc ung thư.

– PSA < 4ng/ml: chỉ số nồng độ ở người bình thường

– PSA > 10ng/ml: chỉ số nồng độ tiên lượng ung thư tuyến tiền liệt 80%

– PSA > 20ng/ml: chỉ số nồng độ tiên lượng ung thư tuyến tiền liệt 90%

Thông thường, nồng độ PSA > 10ng/ml sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện thêm sinh thiết để phân tích, đánh giá và chẩn đoán chính xác nhất.

Tầm soát uing thư tuyến tiền liệt ở đâu

Xét nghiệm CEA trong tầm soát ung thư tuyến tiền liệt vẫn được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay

3.4 CA 125 – Chỉ số tầm soát ung thư ở nữ giới

CA 125 (Carcinama Antigen) là một chất chỉ điểm khá chuẩn xác ung thư ở nữ giới, đặc biệt là ung thư buồng trứng. Được áp dụng cho các đối tượng:

– Nghi ngờ ung thư buồng trứng: CA 125 được dùng để chẩn đoán ung thư buồng trứng cùng với một số dấu ấn ung thư như HE4, CEA, CA 19-9,..

– Sàng lọc ung thư buồng trứng ở những phụ nữ có nguy cơ cao về tiền sử gia đình

– Nghi ngờ ung thư cổ tử cung: CA 125 được xem như dấu ấn ung thư loại 2

Nồng độ CA 125 ở người bình thường là 0-21 UI/ml. Khoảng 70% những người mắc ung thư buồng trứng có nồng độ CA 125 tăng cao trong máu. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp CA 125 tăng cao nhưng không mắc ung thư buồng trứng. Để phán đoán chính xác, cần kết hợp với các danh mục kiểm tra khác như: sinh thiết, siêu âm và chụp CT.

Làm xét nghiệm máu ở đâu tốt

Phát hiện sớm ung thư buồng trứng dựa vào chỉ số chỉ điểm ung thư CA 125 kết hợp với siêu âm, sinh thiết, chụp CT

Trên đây là 4 chỉ số tầm soát ung thư phổ biến giúp bác sĩ phán đoán, phát hiện sớm ung thư ở giai đoạn mới khởi phát. Hy vọng thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về tầm quan trọng của những chỉ dấu ung thư trong hoạt động tầm soát ung thư định kỳ nhé

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital