3 điều cần lưu ý trước và sau khi đi tiêm vacxin HPV

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Đối với phụ nữ, tiêm vacxin HPV ngừa ung thư cổ tử cung là việc làm rất cần thiết. Đi tiêm vacxin là một trong những hoạt động giúp bảo vệ sức khỏe của phái nữ, vì vậy khi thực hiện tiêm loại vacxin này cần lưu ý một số điều để phát huy tốt hiệu quả.

1. Bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới là gì?

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở phụ nữ, gây bệnh ở khu vực tử cung và âm đạo của phụ nữ. Có hơn 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung do HPV thuộc tuýp có nguy cơ cao.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc để đặc trị loại virus gây bệnh này, do vậy việc tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung được coi là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa được bệnh này.

2. Đối tượng cần đi tiêm vacxin HPV

Vacxin phòng HPV được khuyến cáo nên chỉ định tiêm cho nữ giới trong khoảng từ 9 – 26 tuổi đối với loại vacxin Gardasil hoặc từ 9 – 26 tuổi cho cả nam và nữ đối với vacxin Gardasil 9. Bất kể là đã từng quan hệ hay chưa quan hệ tình dục vẫn cần phải tiêm phòng càng sớm càng tốt. Loại vacxin này thường có hiệu quả kéo dài nên nữ giới có thể an tâm khi thực hiện tiêm loại vacxin này.

Vacxin phòng HPV vẫn có tác dụng đối với những người đã quan hệ tình dục, thậm chí là đã từng nhiễm HPV. Bởi cơ thể con người rất dễ tái nhiễm virus HPV, khi virus bị đào thải thì cơ thể vẫn có khả năng nhiễm lại. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để ngăn ngừa trong trường hợp tái nhiễm, những vacxin có thể làm tốt điều này. Do vậy việc cơ thể từng nhiễm loại HPV nào trước đây vẫn nên tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ và tránh lây nhiễm các chủng loại khác.

đối tượng tiêm vacxin

Đa số nữ giới được khuyến khích nên tiêm trước khi bắt đầu quan hệ để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe sinh sản.

3. Một số điều cần lưu ý trước và sau khi tiêm vacxin HPV

3.1. Lưu ý trước khi tiêm vacxin

Với vacxin phòng ung thư cổ tử cung HPV, phụ nữ cần tuân theo một số điều dưới đây để khi đi tiêm vacxin có thể phát huy hết hiệu quả.

Trong thời điểm đi tiêm vacxin thì cần phải đảm bảo một vài yếu tố về sức khỏe như:

– Cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh và không phơi nhiễm với các chủng loại của virus HPV.

– Không thực hiện tiêm bất kỳ loại vắc xin nào trong khoảng 1 tháng trước khi tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung.

– Không sử dụng bất kỳ loại thuốc có ức chế khả năng miễn dịch, nếu có sử dụng thì cần thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

3.2. Lưu ý sau khi đi tiêm vacxin

Tính tới thời điểm hiện tại, sau khi tiêm vacxin HPV người được tiêm không cần phải kiêng loại thực phẩm nào. Bởi đây là một trong những loại vacxin lành tính, không gây sốc phản vệ nên không cần kiêng ăn. Nhưng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người mà sẽ phải kiêng khác nhau.

Sau khi đi tiêm vacxin, cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vì chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố cần thiết để đảm bảo sức khỏe. Đối với một cơ thể khỏe mạnh sẽ hạn chế được tình trạng xảy ra tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin.

Dù không cần ăn kiêng nhưng sau khi tiêm HPV để thuốc đạt hiệu quả cao nhất và tránh gặp những tác dụng phụ của thuốc phụ nữ cần lưu ý một số vấn đề:

Không mang thai sau khi tiêm

– Sau khi tiêm HPV không nên mang thai vì trong thời gian thuốc mới tiếp xúc với cơ thể mà mang thai sẽ khiến thai nhi phải hấp thụ loại vacxin này.

– Dù có tác dụng phòng tránh ung thư cổ tử cung nhưng trẻ từ 9 tuổi trở lên mới có thể tiêm vacxin. Với những trường hợp dưới 9 tuổi sẽ gây hại tới cơ thể của trẻ.

– Với những trường hợp sau tiêm mới phát hiện mang thì thì cần tới cơ sở y tế để tiến hành sàng lọc, làm xét nghiệm HPV theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp trẻ nhỏ hấp thụ thuốc dẫn tới dị tật bẩm sinh.

Hạn chế tối đa quan hệ tình dục

– Sau tiêm vacxin chống ung thư cổ tử cung, không nên quan hệ ngay sau đó. Bởi sau khi tiêm vacxin vẫn chưa tạo ra kháng thể vững chắc bên trong nên trường hợp lây nhiễm bệnh cho nhau có thể xảy ra rất cao.

– Nên hạn chế quan hệ trong suốt quá trình diễn ra tiêm phòng vacxin, nếu không có thể cách thời gian bắt đầu tiêm trong khoảng 1 tháng.

tiêm vacxin

Bạn cần biết một số thông tin cần lưu ý trước và sau khi tiêm vacxin

3.3. Tác dụng phụ có thể gặp sau khi đi tiêm vacxin HPV

Tuy vacxin HPV là loại vacxin lành tính, ít khi gây ra tình trạng sốc phản vệ, nhưng sau khi đi tiêm vacxin một vài trường hợp có thể gặp những biểu hiện bất thường.

Sưng, tấy khu vực tiêm

Thông thường, sau tiêm vacxin tại vị trí niêm sẽ có những dấu hiệu bị sưng đỏ, tấy, đau buốt cánh tay. Đây là những triệu chứng bình thường và không gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Nếu cơn đau, nhức này xuất hiện cùng với sốt cao diễn ra trong thời gian dài, phụ nữ nên tới cơ sở y tế để kiểm tra và xử lý kịp thời.

Nhức đầu sau tiêm

Có thể một số người sẽ có tình trạng choáng váng do các kháng thể từ vacxin đi vào sâu bên trong cơ thể, hình thành bức tường vững chãi để chống lại sự xâm nhập của virus HPV.

Sau tiêm bạn nên nằm nghỉ ngơi để cơ thể được nghỉ ngơi và không nên làm việc nặng sau khi tiêm, sẽ khiến tình trạng các cơn đau dữ dội hơn. Các cơn đau này chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tiếng và tự khỏi.

Buồn nôn, tiêu chảy

Tùy vào từng thể trạng của mỗi người mà sức đề kháng cũng khác nhau, nên mức độ phòng vệ lại virus cũng khác nhau. Với những trường hợp có sức đề kháng tốt, vacxin sẽ phản ứng mạnh để thích nghi với sức đề kháng của cơ thể, chống lại virus. Nên có thể dẫn tới tình trạng buồn nôn và tiêu chảy do mức độ phản ứng của vacxin quá mạnh và không có gì nguy hiểm.

sau khi đi tiêm vacxin

Nên nán lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm để phòng ngừa các tác dụng phụ có thể xảy ra sớm

Các phản ứng này thông thường chỉ xảy ra trong một vài giờ đồng hồ, dài nhất là 1 ngày. Nếu như các triệu chứng này kéo dài từ 3 – 5 ngày cần tới cơ sở y tế sớm để can thiệp xử lý kịp thời.

Bài viết trên là một số điều cần lưu ý khi đi tiêm vacxin HPV và những lưu ý có thể gặp phải. Để có thể bảo vệ sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể một cách tốt nhất, phụ nữ nên chủ động tiêm vacxin sớm và theo đúng phác đồ. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để nhận hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital