3 Điều cần lưu ý khi tiêm phòng vacxin cho độ tuổi thanh thiếu niên

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Tiêm phòng vacxin là một trong những biện pháp hiệu quả và cần thiết cho độ tuổi thanh thiếu niên để có thể chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việc tuân thủ tiêm phòng vacxin theo đúng phác đồ giúp hệ miễn dịch được củng cố và phòng bệnh hiệu quả.

1. Lý do tuổi thanh thiếu niên cần tiêm vacxin

1.1. Hoạt động tiêm vắc xin là gì?

Tiêm phòng vacxin là phương pháp đưa kháng nguyên của virus hoặc vi khuẩn gây bệnh vào trong cơ thể người chưa nhiễm bệnh. Các kháng nguyên này sẽ kích thích hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn và virus gây bệnh. Đây là một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả được ứng dụng rộng rãi.

1.2. Lợi ích của hoạt động tiêm phòng vacxin

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh truyền nhiễm. Khoảng 85 – 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh hay di chứng do bệnh gây ra.

Những bệnh lý truyền nhiễm có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực với bản thân người mắc bệnh cũng như gia đình và xã hội. Trong đó, trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên là đối tượng bị ảnh hưởng sức khỏe, gặp nhiều biến chứng nguy hiểm do bệnh truyền nhiễm gây ra. Tuy nhiều bệnh lý không phổ biến như thời gian trước, vi khuẩn và virus gây ra các bệnh đó vẫn còn tồn tại, vẫn có thể lây nhiễm và gây bệnh nặng.

Tiêm vacxin đầy đủ và đúng lịch mang lại những lợi ích như:

– Tạo sức đề kháng chống lại một số bệnh lý nguy hiểm như viêm gan A, B; cúm mùa; viêm màng não; sởi, quai bị, rubella…

– Giảm thiểu tình trạng ốm và giảm chi phí chăm sóc y tế.

– Tránh nguy cơ suy dinh dưỡng, biến chứng nguy hiểm của bệnh để lại hoặc thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.

tiêm phòng vacxin

Tiêm vacxin giúp cơ thể tạo sức đề kháng chống lại một số bệnh lý nguy hiểm

2. Tiêm phòng vacxin cho thanh thiếu niên cần lưu ý những gì?

2.1. Các loại vacxin thiếu niên nên thực hiện tiêm

Tiêm phòng vacxin cho trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên gồm các loại vắc xin:

– Vacxin thủy đậu: Với những người chưa từng mắc vắc xin thủy đậu và chưa từng bị thủy đậu cần tiêm 2 mũi vắc xin để phòng hiệu quả. Với các trường hợp mới tiêm 1 liều cần tiêm bổ sung liều thứ 2 theo đúng phác đồ.

– Vacxin HPV: Thanh thiếu niên từ 11 tuổi trở lên cần tiêm vắc xin phòng ngừa virus HPV. Vắc xin này nhằm phòng ngừa mụn cóc sinh dục, ung thư hậu môn, ung thư tinh hoàn, ung thư cổ tử cung và ung thư vòm họng.

– Viêm gan A: Đối với những người muốn bảo vệ sức khỏe trước bệnh viêm gan A hoặc có nguy cơ mắc viêm gan A cao nên tiêm đủ 2 liều theo chỉ định của bác sĩ.

– Viêm gan B: Mọi đối tượng từ 0 – 18 tuổi, chưa thực hiện tiêm ngừa viêm gan B đều cần tiêm loại vắc xin này để tránh nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, lao phổi…

– Cúm mùa: Trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên đều được tiêm ngừa vắc xin phòng cúm hàng năm, đặc biệt là trước mùa dịch để bảo vệ sức khỏe.

– Viêm màng não mủ do Hib: Các đối tượng chưa thực hiện tiêm chủng Hib và có nguy cơ mắc bệnh cao nên tiêm vắc xin ngừa Hib sớm.

– Sởi – Quai bị – Rubella: Các đối tượng chưa từng tiêm loại vắc xin này cần tiêm 2 liều theo đúng lịch tiêm chủng.

– Phế cầu khuẩn: Tiêm 1 hoặc 2 liều vắc xin phòng bệnh phế cầu khuẩn theo chỉ định của bác sĩ.

– Bệnh bại liệt: Với những đối tượng chưa từng thực hiện tiêm vắc xin bại liệt cần được tiêm ít nhất 3 liều.

– Uốn ván, bạch hầu, ho gà: Thanh thiếu niên cần tiêm 1 liều vắc xin phối hợp này giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà. Sau mỗi mười năm cần tiêm liều bổ sung vắc xin này một lần.

– Vacxin dại: Dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, lây qua niêm mạc hoặc da có vết thương do động vật có máu nóng (chó, mèo, dơi…) bị bệnh dạu cắn hoặc cào xước. Người mắc bệnh dại hay kích động, co giật và thậm chí là tử vong. Vì vậy tiêm ngừa là biện pháp đề phòng hiệu quả khi bị súc vật cắn.

vacxin phòng bệnh

Phụ huynh cần nắm được các loại vắc xin mà trẻ ở độ tuổi thành niên cần được tiêm

2.2. Đối tượng không nên tiêm tiêm phòng vacxin

Tiêm phòng vắc xin cần chống chỉ định tiêm chủng hoặc hoãn tiêm khi người tiêm chủng có những biểu hiện như:

– Đang mắc các bệnh cấp tính hoặc mạn tính ở giai đoạn tiến triển.

– Sốc hoặc có phản ứng nặng sau lần tiêm trước.

– Đang trong thời gian điều trị hoặc vừa kết thúc liệu trình dùng corticoid.

– Sốt từ 37.5 độ C trở lên hoặc thân nhiệt hạ thấp dưới 35.5 độ C.

2.3. Một số phản ứng phụ thanh thiếu niên có thể gặp sau tiêm phòng vacxin

Sau khi tiêm phòng vacxin các phản ứng phụ có thể xảy ra tùy từng mức độ khác nhau. Vì vậy nên nắm được những phản ứng có thể xảy ra như:

– Sốt nhẹ: Đây là một trong những phản ứng phổ biến ở trẻ sau khi tiêm phòng. Đây là cơ thể phản ứng với vacxin và thường tự khỏi sau khoảng 1 – 2 ngày. Tuy nhiên có một vài trường hợp có thể sốt cao trên 39 độ C, lúc này nên tới cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

– Vết tiêm bị sưng tấy, đau, đỏ: Phản ứng này cũng là một trong số những phản ứng thường gặp sau tiêm. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ tự khỏi sau một vài ngày.

– Dị ứng: Có thể xuất hiện tình trạng nổi vết phát ban, mề đay… Thông thường tình trạng dị ứng này sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Nếu cảm thấy khó chịu nên báo với bác sĩ để nhận chỉ định sử dụng thuốc điều trị.

– Một số phản ứng khác: Đối với một số trường hợp có thể gặp phải các phản ứng hiếm gặp như viêm hạch, viêm não…

tiêm văc xin cho trẻ

Các phản ứng sau khi tiêm đa số là những phản ứng thông thường nên không cần quá lo lắng

Khi thực hiện tiêm phòng nếu có xuất hiện các biểu hiện bất thường như sốt cao 39 độ C quá 2 ngày, co giật, chân tay lạnh, cơ thể tím tái, khó thở, cơ thể không đáp ứng thuốc hạ sốt, xung quanh vị trí tiêm sưng to, quầng đỏ lan rộng quanh chỗ tiêm… nên tới cơ sở y tế sớm nhất để điều trị kịp thời.

Tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm hữu hiệu hiện nay. Bài viết trên là những thông tin cần lưu ý về các mũi tiêm cho trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên. Nếu còn thắc mắc nào cần được giải đáp thêm, bạn hãy liên hệ ngay tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital