3 Điều cần lưu ý khi sử dụng vacxin tả

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Bệnh tả là loại bệnh truyền nhiễm có tính chất tương đối nguy hiểm. Để có thể ngăn ngừa những biến chứng không đáng có của căn bệnh này, việc sử dụng vacxin tả đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Vậy khi sử dụng loại vắc xin này cần lưu ý điều gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Những thông tin chung cần biết về bệnh tả

1.1. Bệnh tả là gì?

Bệnh tả ở người là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính tại đường tiêu hóa do vi khuẩn tả Vibrio Cholerae gây ra. Biểu hiện của bệnh chủ yếu là nôn và tiêu chảy trong thời gian dài, từ đó khiến người bệnh mất nước nặng.

1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh tả

Vi khuẩn Vibrio Cholerae gây ra bệnh tả. Tuy nhiên độc tố cholerae do vi khuẩn tả sản sinh trong ruột non là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh.

Nguồn nước ô nhiễm được xem là nguồn gây bệnh chính. Ngoài ra, sò, ốc sống, trái cây tươi, rau quả và các loại thực phẩm tươi khác cũng có thể chứa vi khuẩn cholerae.

1.3. Các triệu chứng bệnh tả có thể gặp

Đa số mọi người sẽ không thể biết bản thân nhiễm hay mắc bệnh khi tiếp xúc với vi khuẩn tả. Tuy nhiên, vi khuẩn tả còn tồn tại trong phân từ 7 đến 14 ngày nên vẫn có thể lây nhiễm qua người khác.

Đối với các trường hợp nhẹ và trung bình, bệnh tả rất khó để phân biệt với các bệnh tiêu chảy thông thường. Tùy từng thời kỳ, bệnh tả sẽ có những biểu hiện như sau:

Thời kỳ ủ bệnh

Giai đoạn này người bệnh thường không có triệu chứng, thời gian ủ bệnh có thể từ vài giờ cho tới khoảng 5 ngày.

Thời kỳ khởi phát

Người bệnh sẽ có những triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng và cảm giác sôi bụng. Thời gian của các triệu chứng này thường không quá 24 giờ.

Thời kỳ toàn phát

Thường xuất hiện 3 triệu chứng rõ rệt như:

– Nôn: Nôn nhiều liên tục trong ngày, khó để kiềm chế.

– Tiêu chảy: Người bệnh đi ngoài liên tục nhiều lần không thể kiềm chế. Phân của người bệnh tả thường là phân nước, trong lẫn với hạt màu trắng như gạo hoặc phân như nước vo gạo .

– Rối loạn nước và điện giải: Người bệnh bị mất nước và điện giải do hậu quả của nôn và tiêu chảy trong thời gian dài. Người bị bệnh thường sụt cân nhanh chóng, da khô nhăn nheo, hốc hác, mắt lõm sâu và chân tay lạnh.

– Trong trường hợp nặng hơn thân nhiệt có thể hạ thấp dưới 35 độ C, chuột rút, co cứng cơ do rối loạn nước và điện giải. Khi mất nước và điện giải nhiều có thể dẫn tới sốc giảm thể tích, dẫn tới người mệt lả, mất ý thức, mạch đập nhanh, huyết áp tụt…

Thời kỳ hồi phục

Bệnh tả ở người thường diễn biến trong khoảng thời gian từ 1 – 3 ngày nếu được bù đủ lượng nước và điều trị kháng sinh theo phác đồ phù hợp.

bệnh tả

Bệnh tả ở người là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính tại đường tiêu hóa do vi khuẩn tả Vibrio Cholerae gây nên

2. Lợi ích của vacxin tả đối với sức khỏe

Bệnh tả nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời, tiêu chảy kéo dài sẽ khiến người bệnh rơi vào tình trạng mất nước nặng. Qua đó rất dễ gây hạ đường huyết, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, chúng ta có thể hoàn toàn chủ động phòng ngừa bệnh bằng việc uống vacxin tả.

Vacxin tả mORCVAX là loại vacxin đã được bất hoạt và chỉ định phòng bệnh tả cho người lớn và trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên.

3. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng vacxin tả

3.1. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định sử dụng vacxin tả

Cũng giống với các loại vacxin khác, loại vacxin này chỉ đảm bảo an toàn và phát huy tốt hiệu quả khi sử dụng cho đúng đối tượng.

Đối tượng được chỉ định

– Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn sống trong khu vực đang bùng dịch tả.

– Đối tượng từng ra vào vùng dịch tả.

Đối tượng chống chỉ định

– Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

– Người đang mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính hoặc các bệnh lý cấp, mạn tính trong thời kỳ phát triển mạnh.

– Người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc ngừa ung thư.

– Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vacxin tả.

Đối tượng nên thận trọng

– Phụ nữ đang mang thai: Vacxin tả này không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.

– Phụ nữ đang cho con bú.

uống vacxin phòng tả

Bạn cần lưu ý đến các đối tượng nên uống vacxin tả

3.2. Phác đồ sử dụng vacxin tả

Lịch sử dụng vacxin tả được khuyến cáo thực hiện như sau:

– Lịch cơ bản: Gồm 2 liều uống dành cho cả trẻ em và người lớn. Liều uống thứ 2 cách liều thứ nhất ít nhất 14 ngày.

– Lịch nhắc lại: Uống nhắc lại vacxin tả sau 2 năm kể từ lịch cơ bản hoặc uống trước mùa dịch tả hàng năm.

3.3. Tác dụng phụ có thể gặp sau khi sử dụng vacxin tả

Sau khi thực hiện uống vacxin tả xong, bạn nên lưu ý một số tác dụng phụ mà cơ thể có thể gặp như:

– Nôn và buồn nôn.

– Đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, sốt nhẹ dưới 38.5 độ C.

Các triệu chứng trên thường có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng không thuyên giảm và kéo dài nhiều ngày thì nên tới cơ sở y tế để được can thiệp điều trị kịp thời.

Tuy hiệu quả của vacxin tả khá cao nhưng còn tùy thuộc vào từng thể trạng kháng thể của người được tiêm mà vacxin phát huy hiệu quả mạnh hay yếu. Do vậy, ngoài việc uống vacxin tả đúng liều bạn cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.

Bên cạnh đó, bạn không được sử dụng thực phẩm sống không đảm bảo, không sử dụng nước bị ô nhiễm. Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi đại tiểu tiện.

vacxin tả

Theo dõi sức khỏe sau khi uống vacxin để hạn chế những phản ứng không mong muốn có thể xảy ra

Bài viết trên là một số thông tin và những điều lưu ý cần biết về bệnh tả và vacxin tả. Để có thể phòng ngừa bệnh tả hiệu quả, bạn nên chủ động tiêm vacxin phòng ngừa theo đúng phác đồ. Nếu còn thắc mắc nào cần được giải đáp về vấn đề này, hãy liên hệ ngay tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để nhận tư vấn và hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital