3 điều cần biết về xét nghiệm vitamin B12

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm

Vitamin B12 là một chất cần thiết cho cơ thể con người, tham gia vào quá trình sản sinh hồng cầu ở trong tủy xương và các vỏ dây thần kinh. Nếu thiếu hay thừa vitamin B12 đều dẫn tới những vấn đề sức khỏe không có lợi. Vì vậy, việc thực hiện xét nghiệm vitamin B12 để tầm soát một số bệnh lý gây ra do tình trạng thừa hoặc thiếu vitamin B12 là vô cùng cần thiết.

1. Tầm quan trọng của xét nghiệm vitamin B12 và đối tượng nên thực hiện

1.1. Vì sao cần thực hiện xét nghiệm vitamin B12?

Vitamin B12 là một loại vitamin tan trong nước và tham gia vào sự chuyển hóa của carbohydrate, protein, lipid. Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành hồng cầu trong tủy xương, các vỏ bọc dây thần kinh và tổng hợp DNA.

Cơ thể con người không thể tự tổng hợp vitamin B12 mà cần phải bổ sung thông qua việc ăn uống và được hấp thụ tại hồi tràng. Thiếu loại vitamin này sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu. Đối với phụ nữ mang thai, nếu không bổ sung đủ vitamin B12 sẽ làm gia tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ, tăng nguy cơ mắc những bệnh lý về tâm thần và thần kinh.

Như vậy vitamin B12 có ý nghĩa quan trọng với cơ thể con người, do đó bạn nên tiến hành xét nghiệm đánh giá tình trạng vitamin B12 trong cơ thể nhằm phát hiện sớm bệnh lý để điều trị kịp thời.

1.2. Đối tượng nên tiến hành xét nghiệm vitamin B12

Những người nên thực hiện xét nghiệm vitamin B12 đó là:

– Người có yếu tố nguy cơ thiếu vitamin B12: có tiền sử phẫu thuật dạ dày hoặc ruột, các vấn đề về ruột non hoặc người trong gia đình bị thiếu máu hồng cầu to.

– Người bị giảm khả năng tâm thần hoặc gặp các triệu chứng khác của hệ thần kinh ngoại biên như cảm thấy ngứa, nóng rát hoặc tê cánh tay, chân và đang cần tìm nguyên nhân.

– Đánh giá mức độ thiếu vitamin B12 với những người được chẩn đoán bị bệnh viêm teo dạ dày.

– Một số người có các dấu hiệu như: nhịp tim nhanh, khó thở, hay chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa

– Người gặp tình trạng thiếu máu và cần tìm nguyên nhân gây nên căn bệnh này.

xét nghiệm vitamin B12 là gì?

Người có tiền sử phẫu thuật dạ dày hoặc ruột, các vấn đề về ruột non nên thực hiện xét nghiệm đánh giá tình trạng vitamin B12

2. Các bước tiến hành xét nghiệm đánh giá tình trạng vitamin B12 trong cơ thể

Khi xét nghiệm vitamin B12, bệnh nhân sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Người bệnh cần nhịn ăn từ khoảng 10-12 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. Sau đó, nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy khoảng 3ml máu tĩnh mạch của người bệnh vào ống nghiệm chứa chất chống đông.

Bước 2: Thực hiện quay ly tâm máu đã được lấy để tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

Bước 3: Lấy bệnh phẩm đã chuẩn bị vào máy phân tích cài chương trình xét nghiệm vitamin B12. Kiểm tra chất lượng của máy thông qua việc xét nghiệm vitamin B12. Tiếp đó, ra lệnh thực hiện phân tích, chờ máy phân tích và nhận kết quả.

Bước 4: Nhận định kết quả:

– Thông thường lượng vitamin B12 trong huyết thanh đối với trẻ mới sinh sẽ là 160-1300 pg/mL hoặc 118-959 pmol/L và người trưởng thành trong khoảng từ 220-925 pg/mL hoặc 162-683 pmol/L

– Trường hợp chỉ số tăng: Có thể gặp trong một số trường hợp bệnh lý như viêm gan, xơ gan, u tủy xương mạn tính, tiểu đường, béo phì, suy tim. Hay các trường hợp không phải bệnh lý như sử dụng vitamin C hay vitamin A liều cao, estrogen cũng gây tình trạng tăng vitamin B12.

– Trường hợp chỉ số giảm: Có thể gặp trong các trường hợp như thiếu máu hồng cầu to, thiếu máu ác tính, người cắt đoạn dạ dày hay ruột, do cung cấp không đầy đủ, thiếu máu do thiếu B9…

xét nghiệm vitamin B12 như thế nào

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể

3. Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm đánh giá tình trạng vitamin B12 trong cơ thể

Sự thừa hay thiếu của vitamin B12 đều gây nên các vấn đề xấu cho sức khỏe. Một số ý nghĩa quan trọng của việc xét nghiệm đánh giá tình trạng vitamin B12 trong cơ thể gồm:

– Chỉ số vitamin B12 sẽ hỗ trợ cho bác sĩ lâm sàng có thể chẩn đoán nguyên nhân gây ra một số bệnh lý như: bệnh thiếu máu hồng cầu to, bệnh trên hệ thống thần kinh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.

– Giúp đánh giá sớm nguy cơ thiếu hụt vitamin B12 trên những đối tượng có nguy cơ cao. Qua đó, người bệnh có thể nắm rõ được tình trạng để bổ sung sớm lượng vitamin B12 cần thiết, tránh những biến chứng nguy hiểm như: bệnh lý về máu, thoái hóa myelin của thần kinh gây ra các dấu hiệu trên thần kinh,…

– Giúp theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân: Đối với người có điều kiện gây ra sự thiếu hụt vitamin B12 thì cần được thực hiện xét nghiệm xác định chỉ số vitamin B12 nhằm theo dõi được hiệu quả chữa trị lâu dài.

– Phát hiện sớm tình trạng thiếu chất của trẻ em: Trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị thiếu vi chất do chế độ ăn uống chưa đa dạng, trẻ kén ăn và tình trạng trẻ hay ốm sẽ làm giảm nhu cầu ăn uống từ đó cũng có thể dẫn tới thiếu vitamin B12.

xét nghiệm vitamin B12 ở đâu

Hãy nắm rõ tình trạng cơ thể của mình để bổ sung vitamin B12 cho phù hợp

Vitamin B12 là loại chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, để đánh giá bệnh lý một cách chính xác nhất trên toàn bộ cơ thể, bạn đừng quên thăm khám sức khỏe tổng quát bằng các phương pháp khác nhau dưới sự chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, tại các bệnh viện uy tín đã xây dựng gói khám sức khỏe tổng quát có kết hợp phương pháp xét nghiệm đánh giá vitamin B12 trong cơ thể. Do đó, bạn hãy lựa chọn cho mình địa chỉ thăm khám uy tín và gói khám phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mình nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital