3 Cách chữa đau mắt đỏ cho bà bầu hiệu quả, an toàn

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Thị Minh Đức

Trưởng đơn nguyên Điều trị

Phụ nữ mang thai bị đau mắt đỏ có thể gây ra những khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của mẹ bầu. Chữa đau mắt đỏ cho bà bầu từ sớm sẽ làm giảm đi những tác hại tiêu cực đến đôi mắt và hạn chế khả năng lây nhiễm cho những người xung quanh.

1. Triệu chứng đau mắt đỏ mẹ bầu cần lưu ý 

Để hiểu được đâu là cách chữa đau mắt đỏ hiệu quả, an toàn, bạn cần tìm hiểu và nhận biết những triệu chứng đau mắt đỏ có thể gặp phải.

Đồng thời, mẹ bầu cần nhận thức rõ rằng đau mắt đỏ có thể có những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, theo dõi và phát hiện sớm đau mắt đỏ thông qua các dấu hiệu sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn:

chữa đau mắt đỏ cho bà bầu

Bà bầu là đối tượng dễ bị lây nhiễm đau mắt đỏ

– Mắt bị sưng đỏ: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của đau mắt đỏ, bạn có thể bị đỏ 1 bên mắt hoặc cả 2.

– Kích ứng mắt: Mắt bị ngứa, xót, chảy nước mắt.

– Sưng mắt: Mắt bị khó mở, sưng 2 viền mờ mi và xung quanh mí mắt.

– Dịch tiết từ mắt: Mắt có thể tiết ra dịch tiết có màu vàng, xanh hoặc trắng.

– Đau đầu, sốt: 1 số mẹ bầu có thể bị mệt mỏi kèm theo đau đầu, sốt.

Nhận thức về những triệu chứng này sẽ giúp mẹ bầu nhận biết và tìm cách xử lý hoặc tham khảo ý kiến từ bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi.

2. Tại sao mẹ bầu bị đau mắt đỏ? 

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở mẹ bầu tương tự như người khác, tuy nhiên, khi mang thai, khả năng nhiễm bệnh cao hơn nếu tiếp xúc với nguồn lây. Có ba nguyên nhân chính gây ra đau mắt đỏ khi mang thai:

2.1. Do virus

Cảm lạnh thông thường, cúm đều có thể gây viêm kết mạc khi virus hoạt động trong cơ thể. Vì virus kích hoạt phản ứng viêm nên có nhiều loại virus thông thường cũng có thể gây viêm mắt.

Trong số đó, virus nhóm Adeno là nguyên nhân chủ yếu gây đau mắt đỏ khi mang thai. Triệu chứng thường xuất hiện trước, trong hoặc ngay sau khi bị nhiễm virus. Mẹ bầu thường gặp đau và ngứa trong cả hai mắt cùng lúc.

2.2. Dị ứng

Dị ứng theo mùa, dị ứng với bụi, nấm mốc và lông thú cưng cũng có thể gây viêm mắt tạm thời và tạo cảm giác giống với các loại bệnh đau mắt đỏ khác.

Dị ứng cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau mắt đỏ

Dị ứng cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau mắt đỏ

Các triệu chứng thường bao gồm ngứa mắt, sưng và đỏ tạm thời. Tình trạng này sẽ giảm đi nếu mẹ bầu ngừng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

2.3. Nhiễm khuẩn

Đau mắt đỏ cũng có thể do nhiễm vi khuẩn thay vì virus. Điều này thường xảy ra ở những người đeo kính áp tròng không đúng cách hoặc do tay chạm hoặc dụi mắt thường xuyên khi tay không sạch. Ngoài ra, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp hoặc giọt bắn nếu bạn tiếp xúc với người / môi trường có sẵn mầm bệnh.

3. Gợi ý 3 cách chữa đau mắt đỏ cho bà bầu 

Bác sĩ sẽ tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân để chỉ định phương pháp chữa đau mắt đỏ cho bà bầu. Ngoài ra, còn có các biện pháp điều trị tại nhà giúp làm giảm sự khó chịu khi mẹ bầu bị đau mắt đỏ.

3.1. Dùng thuốc nhỏ mắt 

Đối với trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng. Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ trong vài ngày sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn, tuy nhiên, để hồi phục hoàn toàn có thể mất từ một tuần trở lên. Hầu hết các loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh đều an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi. Bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh phổ biến và an toàn cho mẹ bầu trong trường hợp đau mắt đỏ.

Nếu nguyên nhân gây đau mắt đỏ là do virus, thuốc nhỏ mắt kháng sinh sẽ không có tác dụng. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cung cấp hướng dẫn chăm sóc và phương pháp điều trị khác. Đối với trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng, thuốc nhỏ mắt kháng histamine có thể được sử dụng với liều lượng hạn chế. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc, nên được bác sĩ kê đơn hoặc tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

3.2. Nước mắt nhân tạo 

Chữa đau mắt đỏ bằng nước mắt nhân tạo là một phương pháp hiệu quả để làm dịu các triệu chứng viêm và kích ứng mắt. Đây không phải là một loại thuốc, nhưng thường được sử dụng kết hợp với kính áp tròng và có thể được nhỏ vào mắt thường xuyên để giảm khô mắt, ngứa và kích ứng mắt.

Có thể dùng nước mắt nhân tạo để hỗ trợ trong quá trình chữa đau mắt đỏ cho bà bầu

Có thể dùng nước mắt nhân tạo để hỗ trợ trong quá trình chữa đau mắt đỏ

Trong trường hợp mắc phải một loại đau mắt đỏ do bị dị ứng, bạn hãy làm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về việc dùng nước mắt nhân tạo nhằm làm dịu các triệu chứng khô mắt, khó chịu. Việc sử dụng nước mắt nhân tạo trong thời kỳ mang thai là an toàn.

3.3. Thuốc không cần kê đơn 

Để giảm đau mắt đỏ, trong trường hợp mẹ bầu cảm thấy khó chịu, có thể sử dụng một số loại thuốc làm dịu mắt, giảm viêm không cần kê đơn được xem là an toàn trong khi mang thai. Tuy vậy, mẹ bầu vẫn nên thăm khám và chỉ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự mua và sử dụng thuốc theo ý muốn.

4. Cách giảm khó chịu do đau mắt đỏ cho bà bầu tại nhà 

Dưới đây là những biện pháp hỗ trợ chữa đau mắt đỏ tại nhà. Những phương pháp này có thể giảm một số triệu chứng và giúp mắt nhanh chóng hồi phục trong trường hợp đau mắt đỏ của mẹ bầu do virus hoặc kích ứng gây ra:

– Sử dụng gạc mát hoặc ấm đắp lên mắt để giảm khó chịu.

– Sử dụng bông nhúng nước sạch để loại bỏ rỉ mắt, dịch tiết ra ở mắt bị đau.

– Nếu thường xuyên sử dụng kính áp tròng, hãy chuyển sang sử dụng kính gọng cho đến khi tình trạng viêm hoàn toàn hết.

– Ngâm túi trà xanh trong nước nóng khoảng 20 phút, sau đó để trong tủ lạnh. Đắp túi trà xanh đã ướt lên mắt cũng có thể giảm viêm nhờ vào các chất chống oxy hóa có trong trà. Sau khi sử dụng, bạn nên gói túi trà trong túi nilon và vứt đi.

Những biện pháp này an toàn cho phụ nữ mang thai và hỗ trợ giảm triệu chứng khó chịu ở mắt, nhưng đây không phải là phương pháp chữa bệnh. Để chữa đau mắt đỏ cho mẹ bầu, bạn cần đi khám và nhận chỉ định cụ thể từ bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, chữa dứt điểm viêm nhiễm.

5. Phòng ngừa lây nhiễm đau mắt đỏ cho mẹ bầu 

Để ngăn ngừa đau mắt đỏ, việc giữ vệ sinh tay là cách tốt nhất. Đồng thời, bạn cần hạn chế việc dụi mắt và đặc biệt là để tay chạm vào mặt và mắt. Ngoài ra, khi gặp phải đau mắt đỏ, phụ nữ mang thai cần lưu ý những điều sau:

– Mẹ bầu có sức đề kháng kém, dễ bị lây bệnh nên cần tránh tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ.
– Tránh sử dụng chung các vật dụng như khăn mặt, khăn tắm và khăn trải giường với người khác. Nên tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa gây dị ứng, đặc biệt cẩn trọng hơn khi đeo kính áp tròng.
– Nên sử dụng thuốc nhỏ mắt / nước mắt nhân tạo để dưỡng mắt hàng ngày.
– Không nên sử dụng chung khăn mặt và chậu rửa mặt với người khác.
– Khăn mặt cần được giặt sạch thường xuyên và phơi dưới ánh nắng để hạn chế sự sinh sôi vi khuẩn trong khăn.
– Hạn chế việc đi bơi vì có thể dễ dàng lây nhiễm bệnh qua nước trong bể bơi.

Có thể nói, đau mắt đỏ tuy không nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nhưng mẹ không thể chủ quan. Trên đây là những cách chữa đau mắt đỏ cho mẹ bầu hiệu quả, an toàn mà bạn có thể tham khảo thực hiện.

Mẹ bầu trước khi dùng thuốc chữa đau mắt đỏ đều cần đến khám và xin ý kiến từ bác sĩ chuyên môn

Mẹ bầu trước khi dùng thuốc chữa đau mắt đỏ đều cần đến khám và xin ý kiến từ bác sĩ chuyên môn

Khuyến cáo với các mẹ bầu, khi sử dụng bất kì loại thuốc nào đều cần xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Đối với các loại nước nhỏ mắt dưỡng, làm sạch mắt thì nên sử dụng hàng ngày để ngăn chặn nguy cơ tái nhiễm đau mắt đỏ.

Mẹ quan tâm, còn câu hỏi thắc mắc có thể liên hệ với Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital