Cảm cúm được coi là một căn bệnh nguy hiểm trong thai kỳ, đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Virus cúm có thể gây co bóp tử cung, sảy thai, sinh non hoặc tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, các bà bầu cần thực hiện các biện pháp phòng tránh để giảm khả năng mắc cúm trong thời kỳ mang thai. Dưới đây là 10 cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh cúm cho bà bầu.
Menu xem nhanh:
1. Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc
Để cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể, chúng ta cần áp dụng một cách khoa học và điều độ trong việc kết hợp ăn uống, luyện tập và ngủ nghỉ. Việc có đủ giấc ngủ không chỉ giúp chúng ta tránh cảm cúm, mà còn mang lại nhiều lợi ích khác trong các lĩnh vực khác. Đặc biệt, việc ngủ đầy đủ trong thời gian bị ốm cũng sẽ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn.
2. Tiêm chủng vắc xin cúm
Mùa cúm thường bắt đầu từ tháng 10 và kéo dài đến cuối tháng 5. Tháng 10 hoặc tháng 11 được xem là thời điểm tốt nhất để tiêm phòng cúm. Việc tiêm vắc xin sẽ bảo vệ cả bạn và em bé khỏi bị cúm trong 6 tháng sau khi sinh.
Phòng ngừa bệnh cúm cho bà bầu bằng việc tiêm vắc xin được đánh giá mang lại hiệu quả tốt nhất. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có thuốc đặc hiệu điều trị cảm cúm thông thường. Vì thế, mẹ bầu cần tự phòng ngừa bệnh cho bản thân để có 1 thai kì khỏe mạnh, thuận lợi hơn.
3. Phòng ngừa bệnh cúm cho bà bầu bằng việc tập thể dục nhẹ nhàng
Để phòng ngừa bệnh cúm cho bà bầu, việc duy trì các hoạt động thể chất cũng rất quan trọng cho thai phụ để cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Có nhiều hoạt động thể dục và thể thao mà các bà bầu có thể tham gia như đi bộ, tập yoga, vận động nhẹ nhàng tại chỗ.
Bên cạnh việc giúp bà bầu cải thiện sức khỏe trong thời kỳ mang thai, việc tập luyện còn mang lại lợi ích lớn trong quá trình chuyển dạ và hồi phục sức khỏe sau sinh.
4. Dọn dẹp sạch sẽ nơi ở
Vệ sinh và giữ sạch môi trường sống hàng ngày là một biện pháp quan trọng để phòng ngừa cúm cho bà bầu. Môi trường sống với nhiều bụi bẩn, độ ẩm cao hoặc ô nhiễm có thể tăng nguy cơ mắc cúm trong thời tiết giao mùa.
Ngoài ra, trong thời tiết nổm ẩm bạn hãy sử dụng thêm máy hút ẩm để duy trì không gian sống khô ráo và thoáng mát. Đồng thời, mẹ bầu nên thường xuyên mở cửa sổ, giúp cho không khí tự nhiên có thể lưu thông vào nhà tốt hơn.
5. Giữ cho cơ thể đủ ấm
Đối với các bmẹ bầu sống ở khu vực miền Bắc, mùa đông và xuân thường có nguy cơ mắc cúm cao nhất. Do đó, điều quan trọng để phòng ngừa cúm cho bà bầu khi bước vào thời điểm giao mùa là giữ ấm cơ thể. Có thể thực hiện việc giữ ấm bằng các phương pháp sau:
– Vận động nhẹ nhàng, mát xa cơ thể để tăng tuần hoàn máu và làm ấm.
– Mặc đủ quần áo để giữ ấm, nhưng không nên mặc quá nhiều vì có thể khiến cơ thể mồ hôi nhiều hơn. Mẹ bầu nên chọn quần áo có chất liệu mềm, nhẹ và khả năng hút ẩm tốt.
– Chú ý giữ ấm cho đầu, tay và chân khi ra khỏi nhà.
– Phơi nắng vào buổi sáng sớm rất tốt cho việc sản sinh và hấp thu Vitamin D, ngoài ra đây cũng là cách làm ấm cơ thể tự nhiên rất tốt.
– Vào thời tiết lạnh chúng ta thường có xu hướng ít uống nước hơn. Tuy nhiên, điều này làm cho mẹ bầu dễ bị cảm lạnh hơn. Do đó, bạn cần bổ sung đủ nước và calo hàng ngày để cơ thể có đủ năng lượng.
6. Hạn chế stress tinh thần
Giai đoạn mang thai là thời điểm mà các bà bầu phải đối mặt với nhiều áp lực tinh thần, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của họ. Thường xuyên, một số bà bầu trải qua cảm giác mệt mỏi, lo lắng, khó ngủ và suy kiệt sức khỏe. Khi cơ thể mệt mỏi, đầu óc căng thẳng cũng là lúc virus dễ xâm nhập và gây bệnh cảm cúm cho mẹ bầu.
Vì vậy, để phòng ngừa cúm cho bà bầu, các bác sĩ khuyên rằng một trong những biện pháp quan trọng là giữ tinh thần thoải mái, luôn lạc quan và hạn chế suy nghĩ tiêu cực.
7. Bổ sung Vitamin C
Vitamin C có vai trò như “thanh lọc” các chất có hại và chất oxy hóa trong cơ thể. Ngoài ra, nó cũng giúp cải thiện chức năng của hệ thống tuần hoàn và hô hấp.
Các bác sĩ sản khoa của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI khuyên mẹ bầu nên bổ sung vitamin C bằng cách dùng viên uống bổ sung hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như: cà chua, súp lơ, ớt, quýt, dâu tây, quả kiwi, dưa hấu, nho và nhiều loại khác.
Cần lưu ý rằng vitamin C dễ bị mất đi trong quá trình nấu ăn, vì vậy khi chế biến thực phẩm, bạn hãy chú ý hơn để giữ được lượng vitamin C tối đa.
8. Xông hơi bằng dược liệu
Theo dân gian một trong những cách phòng ngừa bệnh cúm cho bà bầu là xông hơi để kích thích đào thải độc tố ra khỏi cơ thể thông qua bài tiết mồ hôi.
Các mẹ bầu có thể dễ dàng tìm thấy một số loại lá cây như lá bưởi, tía tô, rau tần, lá bạc hà… để sử dụng cho việc đun nước xông hơi khi mắc cảm cúm. Mỗi lần, bạn nên chọn khoảng 100 gram lá cây từ 6-7 loại khác nhau, rửa sạch và cho vào nồi, sau đó đổ nước sôi vào nồi đến mức ngập nước. Đun sôi trong vòng 3-5 phút để tinh dầu lá dược liệu tiết ra, sau đó tắt bếp và mở hở nắp nồi.
Tiến hành xông hơi: Bạn chùm chăn kín bao quanh cơ thể và nồi nước nóng. Bạn hít thở đều đặn và cố gắng hít thở hơi nước nóng từ nồi. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy sảng khoái, mồ hôi theo hơi nước từ từ tiết ra mang theo độc tố bên trong cơ thể.
Sau khoảng 5-10 phút xông hơi, bạn thấy nước đã nguội thì dừng lại. Bạn hãy lau khô cơ thể bằng một khăn bông và uống một cốc nước chanh muối để cảm thấy thư giãn hơn.
Bạn nên xông hơi một lần mỗi ngày và liên tiếp trong 2-3 lần để hiệu quả trong việc điều trị cảm cúm.
Đây là một trong những phương pháp dân gian được truyền lại, tuy nhiên mẹ bầu là đối tượng nhạy cảm cần tham khảo ý kiến và tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý áp dụng phương pháp này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
9. Làm sạch họng bằng nước muối, betadine
Có một cách đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa cúm và hỗ trợ điều trị cảm cho bà bầu là sử dụng nước muối pha loãng. Dung dịch này có thể được sử dụng để súc miệng và vệ sinh mũi, giúp bà bầu cảm thấy thoải mái hơn và loại bỏ vi khuẩn. Bà bầu có thể tự pha chế dung dịch nước muối tại nhà hoặc mua nước muối sinh lý sẵn có tại các cửa hàng thuốc.
Ngoài việc sử dụng nước muối, mẹ có thể pha thêm betadine súc miệng để nâng cao hiệu quả diệt khuẩn trong trường hợp bị đau họng.
10. Đeo khẩu trang ở nơi công cộng
Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm cúm, mẹ bầu nên tuân thủ các biện pháp cơ bản như đeo khẩu trang và hạn chế việc tham gia các sự kiện hoặc tụ tập đông người. Đeo khẩu trang sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm qua đường hô hấp và bảo vệ bà bầu khỏi vi khuẩn và virus gây cúm. Hạn chế tiếp xúc với đám đông cũng giảm khả năng tiếp xúc với nguồn lây nhiễm và giữ cho bà bầu an toàn hơn.
Trên đây là 10 biện pháp phòng ngừa cúm cho mẹ bầu rất hữu dụng và có thể tự áp dụng tại nhà. Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc đến vấn đề chăm sóc sức khỏe thai kì, hãy để lại thông tin liên hệ để được Thu Cúc TCI hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.