#1 Xét nghiệm NIPT là gì? và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, ngoài tuân thủ các mốc khám thai, siêu âm thai thì mẹ bầu cũng cần lưu ý về việc xét nghiệm sàng lọc trước sinh (NIPT). Đây là một trong những xét nghiệm quan trọng và cần thiết giúp phát hiện những dị tật thai nhi để từ có hướng điều trị và xử lý kịp thời. Vậy xét nghiệm NIPT là gì, các đối tượng của xét nghiệm NIPT và quy trình thực hiện ra sao. Bài viết dưới đây, Thu Cúc sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc Xét nghiệm NIPT là gì?

Làm xét nghiệm NIPT là gì?

Xét nghiệm NIPT (Non Invasive Prenatal genetic Testing) là xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Đây là một trong những phương pháp xét nghiệm được đánh giá là tiên tiến hiện nay. Đây là xét nghiệm không xâm lấn bằng phương pháp lấy máu của mẹ qua đó các bác sĩ sẽ sàng lọc bất thường số lượng nhiễm sắc thể và các đột biến mất đoạn của nhiễm sắc thể dưa vào các ADN tự do của thai nhi có trong máu của mẹ.

NIPT cho kết quả chính xác cao, đơn giản, quy trình thực hiện an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi.

#1 Xét nghiệm NIPT là gì? và những điều cần biết

#1 Xét nghiệm NIPT là gì? và những điều cần biết

Những đối tượng nào nên xét nghiệm NIPT?

Bất kỳ mẹ bầu nào cũng đều có cũng thể thực hiện xét nghiệm NIPT vào thời điểm từ tuần thứ 9 đổ đi. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp đặc biệt các chuyên gia khuyến cáo cần thực xét nghiệm NIPT ngay khi thai nhi bước sang tuần thứ 9.

Mẹ bầu trên 35 tuổi

Từ 35 tuổi trở đi, sức khỏe sinh sản của phụ nữ suy giảm, đặc biệt khi mang thai phụ nữ phải đối mặt với nhiều nguy cơ và rủi ro cao, nhất là những vấn đề về nhiễm sắc thể và sảy thai. Theo nghiên cứu, tỷ lệ những đứa trẻ có nguy cơ mắc hội chứng Down bẩm sinh có mẹ ở độ tuổi trên 35 cao hơn nhiều so với có mẹ ở độ tuổi thấp hơn. Do đó, mẹ bầu trên 35 tuổi cần làm việc làm xét nghiệm NIPT trước sinh để sàng lọc, chẩn đoán dị tật thai nhi.

Mẹ có tiền sử sảy thai, thai chết lưu không rõ nguyên nhân

Khi sảy thai hay gặp tình trạng thai chết, thai lưu phụ nữ không chỉ bị ảnh hưởng tâm lý mà còn khiến cơ thể bị suy nhược, tử cung bị tổn thương. Nếu cơ thể chưa kịp phục hồi mà lại tiếp tục có thai thì thai nhi sẽ có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh.

Mẹ bầu có lối sống không lành mạnh, sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích bao gồm rượu bia, thuốc lá, ma túy đều tác động xấu tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Nếu phụ nữ sử dụng các chất kích thích trong thời gian dài sẽ dẫn tới tình trạng co mạch máu, máu không lưu thông đều, chức năng của bộ phận không hoạt động ổn định sẽ dẫn đến nguy cơ dị tật thai nhi cao

Mẹ bầu bị cúm, thủy đậu, sởi, rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ

 Mẹ bầu nếu trong khoảng thời gian 3 tháng đầu bị cúm, thủy đậu, sởi, rubella sẽ gây ra nguy cơ cao bị dị tật thai nhi cho trẻ. Các dị tật có thể xảy ra với thai nhi trong trường hợp này là: hở hàm ếch, sứt môi, câm điếc bẩm sinh…

Mẹ làm việc trong môi trường độc hại

Mẹ làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm, khói bụi sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi đặc biệt là trong khoảng thời gian 3 tháng đầu. Do vậy mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc NIPT để phòng tránh nguy cơ không mong muốn ở trẻ như: dị tật, não bộ hoạt động không bình thường.

Tiền sử gia đình có người mắc dị tật bẩm sinh và bệnh lý di truyền

Các chuyên gia cho rằng nếu những gia đình có người mắc các bệnh lý dị tật bẩm sinh hoặc bệnh lý có tính di truyền thì đứa trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao mắc dị tật bẩm sinh lên đến 5 lần so với đứa trẻ khác.

Mẹ bầu trên 35 tuổi là đối tượng để làm xét nghiệm NIPT

Mẹ bầu trên 35 tuổi là đối tượng để làm xét nghiệm NIPT

Quy trình thực hiện xét nghiệm NIPT

Bước 1: Tìm hiểu và đặt lịch

Việc tìm hiểu về xét nghiệm NIPT là gì và lựa chọn các cơ sở y tế đảm bảo chất lượng, chuyên môn cao là vô cùng cần thiết. Sau đó bạn có thể tiến hành đặt lịch phù hợp với khung thời gian của bản thân

 Bước 2: Khám và tư vấn

Khi đến khám bác sĩ sẽ tìm hiểu những thông tin cần thiết của mẹ bầu như: tiền sử các lần sinh, đã từng thực hiện NIPT chưa, chế độ ăn uống, sinh hoạt và môi trường làm việc. Sau đó các bác sĩ sẽ tư vấn và giải thích về làm xét nghiệm NIPT là gì, quy trình thực hiện và những hiệu quả mà xét nghiệm NIPT mang lại

 Bước 3: Lấy mẫu

Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu từ 7-10ml từ tĩnh mạch của người mẹ để tiến hành xét nghiệm.Các bước tiến hành lấy mẫu được thực hiện nhanh chóng, an toàn do đó sẽ hạn chế được những rủi ro so với các phương pháp khác.

 Bước 4: Phân tích mẫu

Mẫu đưa về sẽ được phân tích vào máy tách chiết ADN tự do của thai nhi. Kết quả đưa ra bác sĩ sẽ biết chính xác về nguy cơ có thể bị dị tật bẩm sinh của thai nhi.

Bước 5: Trả kết quả

Kết quả sẽ được trả cho khách hàng trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày

Sau khi thực hiện xong quy trình xét nghiệm NIPT kết quả sẽ được trả từ 7-10 ngày

Sau khi thực hiện xong quy trình xét nghiệm NIPT kết quả sẽ được trả từ 7-10 ngày

Lựa chọn địa chỉ nào để làm xét nghiệm NIPT?

Xét nghiệm NIPT ra đời đã giúp giảm thiểu tối đa những trường hợp trẻ sinh bị dị tật bẩm sinh, giúp mẹ bầu sinh con khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Do đó, việc lựa chọn địa chỉ nào để xét nghiệm NIPT là mối quan tâm rất lớn của mẹ bầu.

Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc là thương hiệu có vị thế, uy tín, lớn mạnh trong ngành y tế được Sở Y tế Hà Nội công nhận là bệnh viện Top đầu các bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và được sự yêu mến, tin tưởng của đông đảo các mẹ bầu trong nước và quốc tế.

Bằng sự đầu tư nghiêm túc, Khoa Phụ Sản – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc sở hữu rất nhiều máy móc, công nghệ hiện đại. Thu Cúc sở hữu các xét nghiệm mới nhất như xét nghiệm NK, xét nghiệm NIPT và được trang bị đầy đủ những trang thiết bị hiện đại, hệ thống máy xét nghiệm tự động hàng đầu nhất cả nước.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là địa chỉ tin cậy để lựa chọn xét nghiệm NIPT

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là địa chỉ tin cậy để lựa chọn xét nghiệm NIPT

Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ xét nghiệm NIPT hay thai sản trọn gói, các vấn đề mang thai, sau sinh, chị em có thể liên hệ với Thu Cúc theo tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn miễn phí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital