Nhiều người cho rằng bong gân là tai nạn đơn giản dễ dàng chữa trị ở nhà với một số bài thuốc đắp, xoa bóp “gia truyền” tuy nhiên, nếu chữa trị không đúng cách, người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một vài lưu ý khi chữa bong gân bạn đọc nên tham khảo để có thông tin hữu ích.
Menu xem nhanh:
1. Biểu hiện thường gặp cảnh báo bóng gân
Khi bị bong gân, người bệnh sẽ có cảm giác đau buốt, sau đó vùng khớp bị trẹo tê dại không còn biết đau nữa, 1 giờ sau, cảm giác đau nhức trở lại, sưng đỏ hoặc xanh tím phù nề quanh vị trí tổn thương.
Bong gân thường chia ra 3 độ. Dây chằng chỉ bị giãn một ít được coi là nhẹ (độ 1); Dây chằng bị rách một phần dấu hiệu nặng (độ 2); Dây chằng bị đứt hoàn toàn dấu hiệu rất nặng (độ 3). Nếu bong gân độ 1, bạn chỉ cần giảm đau và cho khớp nghỉ ngơi vài ngày. Bong gân độ 2 – 3, bạn nên đến bác sĩ vì vừa phải giảm đau vừa phải cho dây chằng bị đứt hoặc rách liền lại nếu không sẽ mang tật suốt đời.
2. Lưu ý khi chữa bong gân
Người bệnh thường chủ quan với chấn thương bong gân và tự ý điều trị không đúng cách như dùng rượu, xoa cao, dầu nóng vào nơi bị tổn thương. Đây là sai lầm thường thấy trong điều trị bong gân.
Khi bị chấn thương bong gân, bạn nên dùng nước đá hoặc đập nhỏ đá bọc vào khăn bông áp nhẹ khối nước đá lên bề mặt da vùng chấn thương (nếu không có xây xát da) làm giảm đau tại chỗ đồng thời nằm kê chân lên cao giúp máu lưu thông dễ dàng và làm tan máu bầm.
Lưu ý, người bệnh bong gân tuyệt đối không dùng các phương pháp nóng tác động vào vùng bị tổn thương. Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương. Sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, kích thích tuần hoàn máu làm nhanh liền xương, ngược lại khi xoa chất nóng vào nơi dây chằng tổn thương do bong gân có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như hạn chế vận động khớp, teo cơ, cứng khớp.
Để được chữa trị tốt nhất, người bệnh khi gặp tai nạn phát hiện có triệu chứng bong gân cần hạn chế hoạt động vùng bị tổn thương, nghỉ ngơi. Trong trường hợp bạn bị bong gân cổ chân do chơi thể thao thì hãy xịt ethyl clorua vào chỗ bị bong gân để làm lạnh gây tê và giảm nhanh cơn đau cổ chân. Sau đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán xác định chính xác mức độ bong gân và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.