Chăm sóc sản phụ sau đẻ mổ như thế nào tốt nhất?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Thông thường, việc sinh mổ sẽ mất nhiều thời gian để cơ thể phục hồi hơn việc sinh thường. Do vậy, cách chăm sóc sản phụ sau đẻ mổ cũng yêu cầu cao hơn, chỉnh chu hơn. Quan trọng nhất, việc chăm sóc phải làm sao để các mẹ mau lành vết thương sau sinh mổ, không gặp phải các vấn đề hậu sản.

1. Chăm sóc sản phụ sau đẻ mổ cần chú ý những gì?

1.1. Vết mổ

Mẹ bầu đẻ mổ, sau sinh vết mổ sẽ là vấn đề cần được lưu tâm hàng đầu. Trong tuần đầu tiên sau sinh, khi vết mổ chưa khô, mẹ sẽ cần được các bác sĩ, hộ sinh chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ vết mổ để tránh nhiễm trùng. Đồng thời, các mẹ cũng sẽ được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thêm thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau, thuốc giúp tử cung co hồi để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Sang tới tuần thứ 2, các mẹ sẽ được tái khám và kiểm tra tình trạng vết mổ. Nếu vết mổ đã ổn định, các bác sĩ sẽ thực hiện cắt chỉ. Hiện nay, đa phần các ca đẻ mổ đều được sử dụng chỉ tự tiêu để giúp các mẹ tối giản được khâu này.

Trong những ngày đầu, sau khi chỉ tự tiêu hoặc sau thực hiện cắt chỉ, các mẹ nên sử dụng nước ấm, lau người để vệ sinh hàng ngày. Tuyệt đối không ngâm mình trong nước, dễ làm ảnh hưởng đến quá trình vết mổ lành lại. Lau khô người sau khi tắm, và sử dụng dung dịch sát khuẩn Betadine hoặc Povidine 10% để vệ sinh vết mổ.

Vết mổ cần được để hở, thoáng để nhanh chóng phục hồi. Không nên sử dụng băng để bịt kín vết mổ, điều này có thể khiến vết mổ lâu lành hơn, thậm chí nhiễm trùng nếu bất cẩn. Các mẹ cũng nên lưu ý không quan hệ tình dục khi vết mổ đang phục hồi. Tư thế nằm sấp hoặc nằm nghiêng cũng có lợi cho vết mổ hơn.

Chăm sóc sản phụ sau đẻ mổ cần chú ý tới vết mổ để cơ thể mẹ sớm bình phục và ổn định

Chăm sóc sản phụ sau đẻ mổ cần chú ý tới vết mổ để cơ thể mẹ sớm bình phục và ổn định

1.2. Các dấu hiệu sự sống như huyết áp, nhiệt độ cơ thể, mạch

Sau khi sinh mổ, các mẹ cần chú ý tới thời gian tái khám để được bác sĩ kiểm tra một số dấu hiệu sinh tồn. Các dấu hiệu này cho thấy rõ tình trạng phục hồi, tiến trình ổn định của các cơ quan trong cơ thể sản phụ. Đồng thời, thông qua việc kiểm tra các chỉ số về huyết áp, nhiệt độ, mạch của người phụ nữ sau sinh mổ, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể chẩn đoán được chức năng sinh lý của chị em thời điểm đó ra sao.

1.3. Chăm sóc sản phụ sau đẻ mổ cần chú ý sản dịch, tình trạng co hồi tử cung

Sản dịch sau sinh mổ là dịch tiết màu hồng nhạt, xuất hiện ở âm đạo trong khoảng 7 ngày sau sinh. Thông thường, sản dịch sẽ hết sau 4 tới 6 tuần. Khi sản dịch đã hết, các mẹ bỉm sẽ có kinh nguyệt trở lại. Lúc này, các mẹ sẽ cần sử dụng các biện pháp tránh thai để không gặp tình trạng mang thai ngoài ý muốn.

Sản dịch ở phụ nữ đẻ mổ thường sẽ lâu hơn so với đẻ thường. Vì vậy, để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng sản dịch sau sinh, các mẹ sinh mổ cần chú ý tránh vận động thường xuyên, vận động nặng hoặc vận động quá sớm. Khi sản dịch có một trong các dấu hiệu bất thường như có mùi khó chịu, có mủ, màu đỏ tươi như màu máu, kéo dài kèm theo sốt, người mệt mỏi, các mẹ cần nhanh chóng đi khám và nhận chỉ định, hướng dẫn trực tiếp từ các bác sĩ để xử lý sớm nhất.

Tình trạng sản dịch cũng có liên quan trực tiếp tới việc tử cung co hồi. Tử cung co thắt mạnh, gây cảm giác đau đớn, khó chịu, các mẹ cần đi khám, nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Để giảm đau tại nhà, mẹ có thể chườm đá vào vùng bụng dưới hoặc dùng thuốc theo chỉ định.

1.4. Bầu ngực, tuyến sữa

Đối với sản phụ sau sinh mổ, sữa thường về muộn. Sau sinh mổ, các mẹ thường phải đợi khoảng 2 tiếng mới có thể cho con bú, không kích thích được tuyến sữa. Nếu cho con bú sai cách, sai tư thế, khả năng bị tắc tia sữa là rất cao. Bởi vậy, các mẹ cần phải chú ý tìm đúng tư thế để bé ngậm đúng khớp, bú đúng cách, kích thích tia sữa, tránh sữa vón cục.

Đối với việc vệ sinh , các mẹ cũng cần đặc biệt quan tâm. Vệ sinh vú, nhất là phần núm vú sạch sẽ trước khi cho bé bú, ngậm và sau khi bé đã bú xong. Mẹ cần để bé bú hết sữa trong bầu ngực hoặc thực hiện vắt sữa thường xuyên mỗi khi sữa về. Có như vậy, tình trạng tắc tia sữa mới không xảy ra và vú cũng không bị nhiễm trùng do sữa vón cục, tắc ở bên trong.

Các mẹ nên thường xuyên hút sữa, cho bé bú hết sữa trong bầu ngực để tránh sữa bị vón cục, gây tắc tia sữa

Các mẹ nên thường xuyên hút sữa, cho bé bú hết sữa trong bầu ngực để tránh sữa bị vón cục, gây tắc tia sữa

1.5. Vấn đề vệ sinh thân thể

Việc vệ sinh thân thể sạch sẽ càng phải thực hiện thường xuyên hơn ở các mẹ sau sinh. Lúc này, cơ thể còn yếu, dễ nhiễm bệnh, đặc biệt dễ nhiễm trùng những vùng tổn thương. Bởi vậy, các mẹ cần lau người thường xuyên bằng nước ấm. Sau sinh khoảng 3 tới 4 ngày, các mẹ có thể bắt đầu tắm gội nhẹ nhàng. Cần lưu ý:

– Tắm nhanh, dùng nước ấm và không ngâm mình trong bồn tắm. Mẹ nên tắm với vòi sen, để áp lực nước ở mức thấp nhất.

– Phòng tắm phải kín gió.

– Lau khô, tránh để người ướt sau tắm.

– Chỉ nên gội đầu nhanh, 1 tuần khoảng 1 tới 2 lần là đủ.

– Đánh răng thường xuyên để phòng tránh các bệnh răng miệng tấn công.

1.6. Vận động và có thời gian nghỉ ngơi phù hợp

Do tình trạng sản dịch sau sinh mà các mẹ không nên vận động quá sớm. Thường sau sinh, sản phụ chỉ nên đi lại nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương, tác động tới vết mổ.

Việc vận động nhẹ nhàng giúp các cơ quan trong cơ thể sớm phục hồi. Máu lưu thông, sức khỏe của sản phụ sẽ sớm được cải thiện hơn, đặc biệt là phần tử cung. Đối với những sản phụ bị bế sản dịch, vận động sớm một chút cũng rất tốt, kích thích tử cung đẩy sản dịch còn dư lại ra ngoài.

Bên cạnh việc vận động, các mẹ sau sinh cũng cần nghỉ ngơi nhiều, thường xuyên để cơ thể sớm phục hồi. Ngủ trưa đều đặn, ngủ trước 10h giờ tối giúp các cơ quan tạng phủ được ổn định, sớm cân bằng lại các chức năng và cũng tốt cho da, tóc của sản phụ. Đặc biệt, việc nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái còn giúp các mẹ tránh được nguy cơ trầm cảm sau sinh.

1.7. Dinh dưỡng – Điều cần lưu ý khi chăm sóc sản phụ sau đẻ mổ

Đối với các mẹ sau sinh, đặc biệt là sau đẻ mổ, chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần được đặc biệt quan tâm. Sau đẻ mổ, trong vòng 6 tiếng đầu, các mẹ chỉ có thể ăn đồ loãng và uống nước lọc, kích thích ruột và hệ tiêu hóa nhẹ nhàng, đến khi có hiện tượng “xì hơi”.

Do ảnh hưởng từ thuốc tê nên sau sinh khoảng 1 tuần, các mẹ không nên ăn những thực phẩm dễ gây đầy bụng, khó tiêu, tránh táo bón, trĩ và cần uống thật nhiều nước.

Một số lưu ý khác về chế độ ăn cho các mẹ sau đẻ mổ:

– Cần xây dựng chế độ ăn uống cho sản phụ một cách khoa học, có đủ 4 nhóm chất: vitamin – khoáng chất, tinh bột, đạm, chất béo.

– Những món ăn giúp lợi sữa, không nên sử dụng quá nhiều, thường xuyên, tránh tăng cân mất kiểm soát.

– Không dùng nhiều những thực phẩm chứa dầu mỡ.

– Nên uống nước ấm thường xuyên để kích thích sữa về.

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây.

– Tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà,…

– Xây dựng các bữa ăn dinh dưỡng, bổ sung nhiều nhóm chất khác nhau để vết mổ sớm phục hồi, sức khỏe ổn định nhanh chóng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Sau đẻ mổ, các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để sức khỏe sớm ổn định trở lại

Sau đẻ mổ, các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để sức khỏe sớm ổn định trở lại

2. Một số lưu ý tới sản phụ sau đẻ mổ

Ngoài việc chăm sóc sản phụ sau để mổ, người thân, gia đình cùng các mẹ cũng cần chú ý một số vấn đề sau để sức khỏe, cơ thể sau sinh phục hồi tốt nhất:

– Khi nghỉ ngơi, các mẹ nên nằm nghiêng để tránh tác động tới vết mổ.

– Do tử cung chưa phục hồi, vết rạch tầng sinh môn chưa ổn định nên các mẹ cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất là 3 tháng sau sinh.

– Sau khi hết sản dịch, các mẹ cần chú ý sử dụng biện pháp tránh thai an toàn để tránh mang thai ngoài ý muốn. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, các mẹ chỉ nên có thai từ sau 2 năm kể từ lần sinh trước.

– Sau sinh, sản phụ vẫn cần được theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, nên chú ý một số vấn đề bất thường sau đây để có kế hoạch thăm khám sớm nhất với bác sĩ chuyên khoa: Trầm cảm sau sinh, âm đạo ra máu bất thường, các vấn đề hậu sản,…

Hiện tại, việc chăm sóc sản phụ sau để mổ không còn là một “bài toán khó” với sản phụ và gia đình khi đã có sự hỗ trợ tới từ dịch vụ thai sản trọn gói của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI. Tự hào là đơn vị đứng đầu về cung cấp các gói thai sản, với hệ thống trang thiết bị hiện đại, phòng sinh, phòng lưu viện đủ tiện nghi, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng đều có chuyên môn cao, Thu Cúc TCI luôn là địa chỉ được các mẹ bầu chọn tin tưởng để được chăm sóc tốt nhất cả trước, trong và sau thai kỳ.

Đặc biệt, với sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng, dịch vụ chiếu Plasma giảm đau, khám tổng quát sau sinh, chắc chắn, sức khỏe của các mẹ bầu sẽ sớm phục hồi. Với những trường hợp gặp vấn đề khó xử lý sau sinh, các mẹ cũng cần tới thăm khám sớm để được các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành của Thu Cúc TCI hỗ trợ, hướng dẫn khắc phục.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital