Xơ hóa gan là gì? Các giai đoạn xơ gan

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Xơ hóa gan khiến chức năng gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không chỉ gây nên những bất tiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xơ hóa gan là gì và các giai đoạn của bệnh lý xơ gan.

1. Xơ hóa gan là gì?

Xơ hóa gan hay xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị viêm, hoại tử và xuất hiện các mô xơ ở gan. Quá trình xơ hóa làm gan mất dần khả năng thực hiện những chức năng quan trọng của mình.

Xơ hóa gan là gì?

Xơ hóa gan là gì?

2. Nguyên nhân gan bị xơ hóa

Có 2 nguyên nhân phổ biến gây xơ hóa gan trên thế giới:

– Mắc viêm gan virus: xơ gan thường là kết quả của quá trình nhiễm viêm gan virus B hoặc C trong một khoảng thời gian dài. Viêm gan virus là nguyên nhân số 1 gây xơ gan. Cứ 5 người mắc viêm gan virus thì có 1 người tiến triển thành xơ gan.

– Chứng nghiện rượu, lạm dụng rượu bia quá nhiều: Rượu bia là nguyên nhân lớn thứ hai gây xơ gan. Khoảng 3/4 nam giới Việt Nam bị xơ gan do rượu.

Một số bệnh lý và yếu tố khác có thể dẫn đến xơ gan như:

– Bệnh xơ nang

– Vấn đề về chuyển hóa đường

– Tích tụ lượng sắt cao trong cơ thể

– Các bệnh tự miễn

– Tắc ống mật

Rối loạn tiêu hóa

– Lạm dụng hoặc uống quá liều các loại thuốc gây hại cho gan (như paracetamol…)

3. Các giai đoạn của bệnh lý xơ hóa gan là gì?

Gan bị xơ hóa qua 4 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: mức độ nhẹ

– Giai đoạn 2: mức độ trung bình

– Giai đoạn 3 và 4: mức độ nặng

Bệnh dễ kiểm soát và điều trị dứt điểm hơn khi bệnh nhân phát hiện bệnh kịp thời khi mới ở giai đoạn 1 và 2.

3.1. Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, gan bắt đầu bị viêm. Bệnh nhân chỉ thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng. Không có bất cứ dấu hiệu cụ thể nào chỉ ra tình trạng bệnh lý của gan. Bệnh nhân thường phát hiện bệnh ở giai đoạn này khi đi khám sức khỏe tổng quát.

3.2. Giai đoạn 2

Gan đã bắt đầu bị xơ hóa và xuất hiện các mô sẹo. Chức năng gan cũng bắt đầu giảm sút. Vì vậy, cơ thể bắt đầu bị rối loạn chuyển hóa. Bệnh nhân cảm thấy đầy bụng, khó tiêu. Các triệu chứng mơ hồ của giai đoạn 1 với mức độ nặng hơn. Ngoài ra, ở người bệnh bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu cụ thể liên quan đến bệnh lý về gan như đau vùng hạ sườn phải, vàng da, nước tiểu sẫm màu…

3.3. Giai đoạn 3

Lúc này, gan đã bị tổn thương khá nghiêm trọng. Các tế bào gan đã bị xơ hóa gần hết. Bệnh nhân bị chướng bụng, hay còn gọi là cổ trướng do lượng dịch trong ổ bụng tăng nhanh chóng. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa gặp phải ở mức độ ngày càng nặng. Bệnh nhân đi ngoài phân đen, có thể nôn ra máu khi bị xuất huyết nghiêm trọng. Chức năng gan bị ảnh hưởng, đặc biệt là chức năng thải độc. Các độc tố tích tụ trong cơ thể ảnh hưởng lên hệ thần kinh. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi trong người, chóng mặt và có thể bị ngất xỉu.

3.4. Giai đoạn 4

Quá trình xơ hóa đã diễn ra ở toàn bộ gan. Bệnh nhân thường gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như bệnh não gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, ung thư gan hay xuất huyết đường tiêu hóa. Gan hầu như không thể phục hồi. Bệnh nhân ở giai đoạn 4 thường chỉ sống được thêm 1 năm. Tình trạng cổ trướng ngày càng nặng có thể gây vỡ tĩnh mạch thực quản, khó cầm máu và dễ tử vong. Độc tố trong cơ thể đầu độc hệ thần kinh nên bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái hôn mê, sốt cao.

Bệnh nhân bị cổ trướng do lượng dịch trong ổ bụng tăng nhanh chóng

Bệnh nhân bị cổ trướng do lượng dịch trong ổ bụng tăng nhanh chóng

4. Triệu chứng của bệnh lý xơ hóa gan là gì?

Người bệnh xơ gan thường gặp phải các triệu chứng như:

– Mệt mỏi, sốt

– Chán ăn

– Sụt cân nhanh

– Buồn nôn, nôn, nôn ra máu

– Vàng da, vàng mắt

– Đau cơ

– Nước tiểu sẫm màu

– Ngứa

– Đau vùng hạ sườn phải

– Phù chân, phù bụng

– Chảy máu chân răng, chảy máu cam

5. Các biến chứng nguy hiểm thường gặp khi gan bị xơ hóa

–  Tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Dòng máu qua gan bị cản trở bởi các mô xơ, gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

– Xuất huyết tiêu hóa

Áp lực tĩnh mạch cửa tăng cao, gây giãn tĩnh mạch thực quản cũng như tĩnh mạch dạ dày. Mức độ giãn tĩnh mạch tăng cao có thể gây vỡ tĩnh mạch, dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Bệnh nhân nôn ra máu và đi ngoài ra phân đen. Tình trạng xuất huyết nếu không được xử trí và cầm máu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

– Não gan

Não gan hay hôn mê gan là tình trạng hệ thần kinh trung ương bị đầu độc nghiêm trọng bởi các độc tố gan không thể đào thải khi bị suy giảm chức năng. Người bệnh có biểu hiện: mệt mỏi, khó tỉnh táo, ngủ gà ngủ gật, run tay run chân, hôn mê…

– Ung thư gan

80% bệnh nhân mắc ung thư gan do biến chứng từ xơ gan.

80% bệnh nhân mắc ung thư gan do biến chứng từ xơ gan.

80% bệnh nhân mắc ung thư gan do biến chứng từ xơ gan.

6. Phương pháp chẩn đoán xơ hóa gan là gì?

Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng tổn thương gan dựa vào:

– Tiền sử sử dụng rượu bia hay tiền sử viêm gan

– Kiểm tra kích thước gan

Xét nghiệm máu: men gan, protein máu, công thức máu, bilirubin máu

– Xét nghiệm tìm kháng thể trong các bệnh tự miễn

– Xét nghiệm xác định virus viêm gan

– Các xét nghiệm hình ảnh như MRI hay siêu âm

– Sinh thiết gan

7. Phương pháp điều trị xơ hóa gan là gì?

7.1. Sử dụng thuốc

– Các thuốc cải thiện chuyển hóa tế bào như Glucose, Vitamin B, Acid folic…

– Truyền Albumin

– Các thuốc ức chế miễn dịch khi nguyên nhân xơ gan là do các bệnh tự miễn

– Các thuốc giúp giảm áp lực tĩnh mạch của như Sandostatin, Vasopressin…

– Các thuốc lợi tiểu giúp làm giảm tình trạng cổ trướng như Furosemid, Aldacton…

Lưu ý: Các thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc, không tự ý điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ, tránh hậu quả nghiêm trọng.

7.2. Dùng dược liệu

– Cà gai leo

– Mã đề

– Nhân trần

– Chó đẻ răng cưa

7.3. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

– Tuyệt đối không uống bia rượu

– Người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức

– Tránh lo âu, căng thẳng

– Tập thể dục nhẹ nhàng ít nhất nửa tiếng mỗi ngày

– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế ăn mặn và sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn hay các món chiên xào nhiều dầu mỡ

– Chia nhỏ khẩu phần ăn, ăn 5 – 6 bữa/ngày

Xơ gan là bệnh lý khó điều trị dứt điểm khi đã tăng nặng. Vì vậy, người bệnh nên đến các cơ sở y tế có uy tín khám sức khỏe ngay khi nhận thấy các biểu hiện đặc trưng cho bệnh lý về gan. Ngoài ra, chúng ta cũng nên thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital