Xơ gan giai đoạn 4: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Xơ gan giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất của bệnh xơ gan. Lúc này các triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân đã được biểu hiện cụ thể. Đặc biệt ở giai đoạn này nếu không được điều trị tích cực, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí bệnh nhân có thể tử vong.

1. Xơ gan giai đoạn 4 là gì?

Hãy cùng tìm hiểu tình trạng xơ gan giai đoạn 4

Hãy cùng tìm hiểu tình trạng xơ gan giai đoạn 4

Xơ gan là tình trạng tế bào gan bị tổn thương do bị xơ hóa dẫn đến tình trạng suy giảm và lâu dần sẽ làm mất chức năng của gan. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm mất dần khả năng phục hồi chức năng gan. Điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới gan, làm các chất độc hại bị tích tụ nhiều tại gan làm tế bào gan ngày càng bị tổn thương nặng nề hơn. Lâu dần xơ gan sẽ tiến triển thành xơ gan cổ trướng – giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh xơ gan.

Xơ gan độ 4 chính là xơ gan giai đoạn cuối, xảy ra do sự tiến triển nặng hơn của giai đoạn trước. Xơ gan độ 4 là giai đoạn gan đã hoàn toàn mất đi chức năng vốn có của mình và không còn khả năng phục hồi lại bình thường như trước. Vì vậy, lúc này các chức năng như lọc máu, đào thải chất cặn bã,…của gan cũng suy giảm. Điều này sẽ gây hại cho gan và tích tụ tại cơ thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đặc biệt ở giai đoạn này, người bệnh chỉ có thể làm chậm sự phát triển của sự xơ hóa chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng hơn, thậm chí nặng hơn còn dẫn tới tử vong.

2. Nguyên nhân gây xơ gan giai đoạn 4

Rượu, bia, thực phẩm độc hại,...là một số nguyên nhân chính gây bệnh xơ gan độ 4

Rượu, bia, thực phẩm độc hại,…là một số nguyên nhân chính gây bệnh xơ gan độ 4

Xơ gan giai đoạn 4 xuất hiện là do xơ gan giai đoạn trước tiến triển nặng hơn, không được điều trị hoặc điều trị ko hiệu quả dẫn đến bệnh chuyển sang giai đoạn 4.

Về nguyên nhân gây bệnh xơ gan nói chung có thể kể đến các lý do chính như sau:

– Thường xuyên sử dụng quá nhiều rượu, bia và các chất kích thích khác

– Béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về gan

– Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý về gan mạn tính như: viêm gan B, viêm gan C,..

– Do một số bệnh lý rối loạn chuyển hóa, bệnh tự miễn

3. Một vài biểu hiện cơ bản ở giai đoạn này

 

Xơ gan và những triệu chứng kèm theo có thể nhận biết xơ gan độ 4 qua các triệu chứng như vàng da, cổ trướng,xuất huyết tiêu hóa...

Xơ gan và những triệu chứng kèm theo có thể như vàng da, cổ trướng,xuất huyết tiêu hóa…

Khi bệnh nhân đang ở giai đoạn xơ gan độ 4 thường sẽ xuất hiện một số biểu hiện cụ thể như:

3.1. Xuất huyết tiêu hóa

Khi tế bào gan bị xơ hóa đồng thời chức năng gan cũng vì thế mà suy giảm, điều này sẽ khiến huyết áp tĩnh mạch ở gan tăng lên cao, làm tĩnh mạch thực quản bị chèn ép gây phình và giãn mạnh. Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng tĩnh mạch thực quản bị vỡ gây nên hiện tượng xuất huyết.

Ban đầu, bệnh nhân có thể chỉ xuất hiện những đốm nhỏ trên da, sao mạch, chảy máu chân răng,…nhưng theo thời gian, người bệnh sẽ bị thiếu máu.

3.2. Xơ gan giai đoạn 4 kèm theo cổ trướng

Đa số bệnh nhận mắc các bệnh lý về gan thường sẽ xuất hiện dịch cổ trướng, đặc biệt ở giai đoạn 4. Dịch cổ trướng sẽ tích tụ lại tại khoang bụng khiến người bệnh có cảm giác đau đớn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình hô hấp và tiêu hóa của người bệnh. Bởi khi dịch tích tụ quá nhiều sẽ làm bụng to lên rõ rệt, căng tức, khó chịu.

3.3. Vàng da

Có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng vàng da ở người bệnh xơ gan giai đoạn này. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ vàng mắt, sau đó vàng móng tay và sau đó sẽ lan dần toàn bộ cơ thể. Nguyên nhân là do sự

3.3. Phù nề

Cơ thể bệnh nhân có thể bị phù do bị tích nước, ấn xuất hiện điểm lõm, một lúc vết lõm mới mất đi.

3.4. Não gan – Tình trạng dễ gặp ở người xơ gan giai đoạn 4

Một số biểu hiện có thể nhận thấy bệnh nhân đang mắc chứng não gan như: mất ý thức về hành động, lời nói, cơ thể mệt mỏi, yếu ớt,…Do ở giai đoạn này, các chức năng của gan dường như đã mất hoàn toàn, gan không thể lọc máu và thải độc nên các chất độc bị tịch tụ lại. Đặc biệt tình trạng này kéo dài sẽ làm tích tụ amoniac trong máu gây nên chứng não gan.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

– Sụt cân không kiểm soát khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, hoa mắt chóng mặt, cơ thể xanh xao,…

– Người bệnh có khả năng bị sốt nhẹ, hoặc tiêu chảy do gan bị mất khả năng thải độc. Vì vậy độc tố có thể tấn công vào đường tiêu hóa gây nên rối loạn tiêu hóa.

– Đặc biệt người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ. Đôi khi có những cơn đau dữ dội khiến bệnh nhân cảm giác khó chịu.

4. Phương pháp chẩn đoán

Hiện nay, cách tốt nhất để phát hiện sớm nhất và kịp thời nhất các bệnh lý về gan đó là Sàng lọc gan mật định kỳ ít nhất 2 lần 1 năm. Tuy nhiên chi phí bỏ ra cho việc khám định kỳ này rất đắt so với các phương pháp khác.

Ngoài ra bệnh nhân sẽ được làm thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác được bệnh như:

– Kiểm tra máu: bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu để xác định những vấn đề liên quan tới gan

– Siêu âm gan, CT scan, chụp cộng hưởng từ,..để xác định vị trí và mức độ tổn thương của gan

– Sinh thiết gan: đây là một xét nghiệm có độ chính xác cao và được sử dụng phổ biến nhất.

5. Một số biến chứng có thể gặp phải do xơ gan độ 4

Bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối có thể gặp phải một số biến chứng như:

– Tăng áp lực tĩnh mạch cửa

– Bệnh não gan

– Tăng nguy cơ phát triển bệnh thành ung thư gan

– Nhiễm trùng

– Dịch cơ thể tăng cao do bệnh nhân bị phù nặng

6. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan giai đoạn 4

Bệnh nhân mắc xơ gan giai đoạn này cần có chế độ dinh dưỡng riêng theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để việc điều trị có thể đạt kết quả tốt hơn như:

– Cần cân bằng chế độ dinh dưỡng như: các chất béo, chất đạm, chất xơ,…

– Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, thực phẩm chứa nhiều bột ngọt và thực phẩm chế biến sẵn.

– Không ăn quá mặn, mỗi ngày trung bình lượng muối cần được hấp thụ khoảng 2,5g

– Cần để cơ thể hấp thu đủ nước mỗi ngày, tuy nhiên cũng không nên uống quá nhiều nước. Mỗi người trung bình mỗi người cần uống đủ 1,5-2 lít.

– Cần tập thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, điều này cũng sẽ giúp quá trình điều trị được cải thiện tốt hơn.

Không chỉ thế, bệnh nhân cần được thăm khám định kỳ để được theo dõi, tư vấn và thăm khám, điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Đặc biệt, bệnh nhân tuyệt đối không được ngưng sử dụng hoặc sử dụng những loại thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ, nhất là những loại thuốc gây độc cho gan.

Xơ gan giai đoạn 4 là một căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, hơn nữa nếu không can thiệp sớm từ y học thì tỷ lệ sống của người bệnh là rất thấp. Vì thế người bệnh cần phải sống lạc quan, vui vẻ, không được nản chí bởi việc điều trị sẽ kéo dài, để đạt được kết quả như mong muốn người bệnh cần kiên trì rất nhiều.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital