Xét nghiệm tầm soát ung thư vú là gì và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ

Nhiều người còn mơ hồ về vấn đề xét nghiệm tầm soát ung thư vú. Vì sao khi đi sàng lọc ung thư vú sớm bạn lại cần thực hiện danh mục xét nghiệm máu? Hãy tìm hiểu kỹ hơn trong bài nhé.

1. Tìm hiểu thế nào là xét nghiệm tầm soát ung thư vú?

Trong quy trình sàng lọc ung thư, xét nghiệm máu là danh mục không thể thiếu. Bởi nó hỗ trợ cho chẩn đoán cuối cùng nhờ khả năng nhận diện dấu ấn ung thư là các protein đặc biệt do ung thư sản sinh ra. Qua đó, bác sĩ nghi ngờ về nguy cơ và chỉ định làm thêm các phương pháp kiểm tra chuyên sâu khác.

Thông thường, xét nghiệm máu sàng lọc ung thư sẽ dựa vào 2 thông số bao gồm:

– Độ nhạy: có khả năng phát hiện bệnh

– Độ đặc hiệu: có khả năng xác định bệnh

Nếu độ nhạy càng cao thì độ đặc hiệu phải trong giới hạn cho phép và ngược lại. Vì thế 2 thông số này cần dung hòa với nhau.

Với tầm soát ung thư vú, bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số chỉ điểm ung thư CA 15.3 để xem xét và đánh giá.

xét nghiệm tầm soát ung thư vú

Xét nghiệm máu là danh mục hỗ trợ trong chẩn đoán ung thư vú sớm

2. CA 15.3 – Dấu ấn (marker) ung thư vú đặc trưng

CA 15.3 là một chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư điển hình. Chất chỉ điểm ung thư này có thể tham gia vào sự kết dính tế bào bằng cách làm giảm mức độ chất nền nằm giữa tế bào và ngoại bào. Hơn nữa cũng làm giảm các tương tác tế bào.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào 1 chỉ số không thôi là chưa đủ. Trong sàng lọc ung thư vú cần kết hợp nhiều chỉ số chỉ điểm khác để tăng giá trị chẩn đoán. Do đó, ngoài dựa vào giá trị kết quả của chỉ số 15.3 thì bác sĩ cũng cần xem xét các kết quả sàng lọc khác rồi đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Trong danh mục xét nghiệm máu, có nhiều xét nghiệm để sàng lọc và hỗ trợ để tầm soát ung thư vú như Her2 NEW, CEA, CA19-9….Bạn nên tìm hiểu kỹ trước để biết được trong gói sàng lọc ung thư vú mà mình thực hiện có xét nghiệm chỉ số chỉ điểm ung thư nào. Nếu có thắc mắc bạn cũng nên hỏi ngay để được giải đáp cụ thể ngay từ đầu.

3. Giá trị xét nghiệm máu tăng cao phải làm sao?

Nhiều người nghĩ rằng kết quả nồng độ CA 15.3 gia tăng mạnh là cảnh báo ung thư vú. Tuy nhiên kết quả tăng chỉ có thể nghi ngờ về nguy cơ xuất hiện ung thư vú chứ không hoàn toàn chắc chắn. Vì một số trường hợp có kết quả nồng độ CA 15.3 tăng cao trên 30 U/ml nhưng chẩn đoán cho thấy không mắc ung thư vú.

Nồng độ CA 15.3 tăng có thể là cảnh báo một số bệnh lý thường gặp như là:

– Viêm gan mạn.

Xơ gan.

– Bệnh vú lành tính.

– Viêm nội mạc tử cung.

– Lupus ban đỏ hệ thống…

Ngoài ung thư vú, một số loại ung thư khác cũng có thể dựa vào kết quả nồng độ của chỉ số này. Có thể kể đến như:

– Ung thư buồng trứng.

– Ung thư nội mạc tử cung.

– Ung thư tử cung.

Ung thư dạ dày, tụy.

chỉ số xét nghiệm ung thư vú

CA 15-3 là dấu ấn đặc trưng cho ung thư vú

4. Chỉ dựa vào xét nghiệm máu có chắc chắn mắc ung thư vú không?

Kết quả xét nghiệm tầm soát ung thư vú không phải là kết quả chẩn đoán cuối cùng. Vì có những trường hợp đặc biệt, bạn cần thực hiện thêm các phương pháp khám chuyên sâu khác để gia tăng độ chính xác về sự có mặt của ung thư vú.

3.1. Khám vú lâm sàng

Bên cạnh khai thác tiền sử bệnh của bản thân và gia đình cũng như các triệu chứng xảy ra gần đây, bác sĩ tiến hành khám vú tổng quát. Việc kiểm tra vú bên ngoài để xem xét có sự xuất hiện của những dấu hiệu bất thường nào hay không, như là:

– Độ sưng tấy đỏ

– Xuất hiện của hạch

– Chảy dịch ở núm vú

3.2. Chụp nhũ ảnh

Chụp nhũ ảnh (hay còn được gọi là chụp X-quang vú) được thực hiện để phát hiện tổn thương nghi ngờ dạng khối u. Nếu có bất thường trên phim chụp, bạn sẽ thực hiện sinh thiết vú để xác định cơ thể có mắc ung thư vú hay không.

Thời gian chụp X-quang vú không quá lâu, thực hiện các bước dễ dàng. Bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Thực hiện đúng theo hướng dẫn của kỹ thuật viên về tư thế, giữ yên cơ thể trong lúc chụp.

– Phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai không thực hiện chụp nhũ ảnh.

– Không bôi kem hay sử dụng phấn phủ ở vùng ngực.

chụp X-quang vú

Chụp nhũ ảnh nhằm phát hiện những tổn thương ở vú mà người bệnh không nhìn thấy được

3.3. Siêu âm tuyến vú

Bên cạnh chụp nhũ ảnh, xét nghiệm tầm soát ung thư vú thì siêu âm sẽ hỗ trợ tăng tính chính xác của việc sàng lọc. Hình ảnh siêu âm cho thấy các bất thường ở trong vú, giúp phân biệt các nang vú lành tính và ung thư.

Bên cạnh đó, siêu âm còn khảo sát cả hệ thống hạch xung quanh. Nếu có những hạch bất thường thì có thể nghi ngờ là do tế bào ung thư gây nên.

3.4. Chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng từ là phương pháp được đánh giá có hiệu quả cao nhất trong sàng lọc ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng. Bởi phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội, giúp xác định các tổn thương là lành tính hay ác tính:

Chụp MRI cho ra kết quả rõ nét và chuẩn xác nhất về hình thái và tính chất các tổn thương. Vì thế, phương pháp này được chỉ định ở những người có nguy cơ mắc ung thư vú cao và đánh giá mức độ phát triển cũng như tái phát ung thư vú.

– Độ chính xác cao, tăng độ nhạy cho các tổn thương sớm chỉ khi rất nhỏ.

chụp mri vú

Chụp cộng hưởng từ là phương pháp có hiệu quả cao trong sàng lọc ung thư vú

Để có kết quả tầm soát ung thư vú chính xác thì bạn cần thực hiện tại cơ sở y tế uy tín. Tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI với gói sàng lọc ung thư vú sớm có mức chi phí hợp lý. Hơn thế, gói khám còn ứng dụng loạt máy móc công nghệ cao và trực tiếp thăm khám bởi nhiều bác sĩ chuyên môn giỏi. Hứa hẹn mang tới cho bạn 1 trải nghiệm hài lòng nhất khi thăm khám.

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu thêm về xét nghiệm tầm soát ung thư vú. Hy vọng bài viết hữu ích tới bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital