Xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng bao gồm những gì?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng là một trong những phương pháp sàng lọc phổ biến, được ứng dụng rộng rãi nhằm tìm kiếm dấu ấn ung thư vòm họng. Tầm soát ung thư vòm họng sớm và định kỳ, đặc biệt đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao, giúp phòng tránh bệnh tiến triển nặng và tăng cao hiệu quả điều trị.

1. Thời điểm thích hợp để sàng lọc ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu thường rất khó nhận biết, do xuất hiện nhiều triệu chứng tương đồng với các bệnh lý tai – mũi – họng thường gặp. Chính lý do này dẫn đến tâm lý chủ quan ở người bệnh, bỏ qua việc thăm khám hoặc thậm chí tự ý sử dụng thuốc mà không có đơn của bác sĩ.

Bản thân người bệnh có thể quan sát và theo dõi các triệu chứng bệnh mà mình đang gặp phải. Nếu các dấu hiệu xuất hiện ở một bên của vòm họng và không thuyên giảm ngay cả khi đã dùng thuốc thì rất có thể bạn đang đứng trước nguy cơ mắc ung thư vòm họng.

– Khó nuốt, đau rát cổ họng kéo dài.

– Thường xuyên bị ù tai, thính giác kém đi.

– Hay bị đau đầu hoặc đau nửa đầu, cơn đau kéo dài âm ỉ hoặc theo từng cơn.

– Xì mũi thấy ra máu hoặc bị chảy máu cam.

– Ở góc hàm xuất hiện những nốt hạch nhỏ nhưng không đau.

– Cơ thể suy nhược, tình trạng sụt cân diễn ra nhanh chóng.

Ngay khi gặp phải các dấu hiệu bất thường trên, người bệnh nên tới cơ sở y tế thăm khám để được tư vấn kịp thời. Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng thường xuyên khuyến cáo người dân duy trì thói quen tầm soát sức khỏe định kỳ nhằm phòng tránh các bệnh lý tiềm ẩn, đặc biệt là nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

– Người ở độ tuổi 30 – 55, thường xuyên hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu, bia, chất kích thích.

– Người thường xuyên tiếp xúc, làm việc trong môi trường có chứa hóa chất, khí thải độc hại,…

– Người ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm lên men chứa nitrosamines.

– Gia đình có người thân từng mắc ung thư vòm họng.

xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng

Nam giới thường xuyên hút thuốc thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

2. Vai trò của xét nghiệm trong sàng lọc ung thư vòm họng

Trong số các chỉ định sàng lọc ung thư vòm họng, thì xét nghiệm máu không đóng vai trò quan trọng trong việc xác định, mà chỉ có thể phát hiện chỉ điểm ung thư. Thay vào đó, nội soi tai – mũi – họng là kỹ thuật điển hình giúp bác sĩ tìm kiếm tế bào ác tính. Bên cạnh đó, xét nghiệm máu vẫn thường được bác sĩ sử dụng để xác định mức độ lây lan của ung thư vòm họng.

2.1. Các xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng

Dưới đây là các xét nghiệm thường được bác sĩ chỉ định trong quy trình sàng lọc ung thư vòm họng:

–  Xét nghiệm công thức máu: nhằm xác định tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân, đồng thời chẩn đoán những vấn đề về dinh dưỡng hoặc thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp), bệnh gan và thận. Từ kết quả xét nghiệm công thức máu, bác sĩ dự đoán khả năng di căn của ung thư tới một số bộ phận (gan hoặc xương) trước khi tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu.

–  Xét nghiệm nồng độ kháng thể virus EBV ở trong máu: Được thực hiện trước và sau khi điều trị nhằm xác định hiệu quả của quá trình điều trị ung thư vòm họng.

–  Xét nghiệm SCC: Giúp bác sĩ xác định nồng độ kháng nguyên ung thư tế bào vảy.

tầm soát ung thư vòm họng

Xét nghiệm sàng lọc định kỳ giúp nhận biết sớm dấu hiệu ung thư tiềm ẩn

2.2. Chỉ xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng có đủ không?

Như đã phân tích ở trên, xét nghiệm máu chưa đủ căn cứ để đưa ra kết luận người bệnh có thực sự mắc ung thư vòm họng hay không. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số danh mục khác, bao gồm:

Nội soi tai mũi họng: Giúp đánh giá tình trạng tăng sinh mạch máu, thường gặp ở các trường hợp mắc ung thư vòm họng giai đoạn sớm. Bằng việc sử dụng ống nội soi mềm có gắn camera ở đầu dò giúp bác sĩ dễ dàng quan sát mọi “ngóc ngách” bên trong vòm họng để tìm kiếm các khối u còn khu trú, chưa có hạch di căn.

Ngoài kỹ thuật nội soi bằng ống mềm thì bác sĩ có thể nội soi gián tiếp để tìm kiếm khu vực tổn thương, chỉ với một chiếc gương nhỏ và đèn sáng soi vòm họng và vùng lân cận. So với phương pháp trên, nội soi gián tiếp đem lại hiệu quả thấp hơn, do phạm vi quan sát hẹp.

– Sinh thiết vòm họng: Được chỉ định để đưa ra kết luận cuối cùng xem người bệnh có mắc ung thư vòm họng hay không. Kết hợp với kỹ thuật nội soi, bác sĩ sẽ lấy một ít mô tế bào ngay tại vị trí nghi ngờ ung thư phát triển mạnh để tiến hành quan sát dưới kính hiển vi.

– Một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, bao gồm: Chụp X-quang ngực, chụp CT, chụp MRI, chụp cắt lớp phát xạ (PET),… Các phương pháp này đóng vai trò xác định vị trí, kích thước, hình dạng khối u và đánh giá mức độ di căn tới các bộ phận lân cận.

tầm soát ung thư vòm họng

Nội soi tai mũi họng bằng ống mềm được ứng dụng rộng rãi trong sàng lọc ung thư vòm họng

Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, gói tầm soát ung thư vòm họng đã được triển khai rộng rãi nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe chủ động của người dân. Chỉ với một gói khám, bạn sẽ được thăm khám đầy đủ các danh mục thiết yếu, với sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại. Đặc biệt, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám và đưa ra tư vấn phù hợp cho mỗi người. Đừng bỏ lỡ cơ hội phát hiện bệnh từ giai đoạn rất sớm, đẩy lùi nguy cơ bệnh tiến triển nặng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nếu còn băn khoăn về thông tin chi tiết gói khám, hãy liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế. Mọi thắc mắc của người bệnh về xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng sẽ được giải đáp sớm nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital