Xét nghiệm sinh thiết là gì? Các loại xét nghiệm sinh thiết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm

Sinh thiết là một trong các xét nghiệm y khoa phổ biến. Nhiều người được chỉ định làm sinh thiết nhưng vẫn chưa hiểu rõ xét nghiệm sinh thiết là gì, được tiến hành như thế nào, cần chuẩn bị những gì. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin khái quát về xét nghiệm sinh thiết cần biết.

1. Xét nghiệm sinh thiết là gì?

Sinh thiết là một thủ thuật y tế trong đó một mẫu nhỏ của mô cơ thể được lấy ra để kiểm tra dưới kính hiển vi. Mẫu mô này có thể được lấy từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể, kể cả da, nội tạng và các cấu trúc khác.

Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ xét nghiệm sinh thiết là gì, được tiến hành như thế nào, cần chuẩn bị những gì.

Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ sinh thiết là gì, được tiến hành như thế nào, cần chuẩn bị những gì.

2. Mục đích của xét nghiệm sinh thiết

Sinh thiết được sử dụng để kiểm tra và xác định những bất thường về:
– Chức năng: ví dụ gan hoặc thận có vấn đề.
– Cấu trúc: chẳng hạn như bị sưng ở một cơ quan cụ thể nào đó,
Mẫu mô sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để tìm kiếm các tế bào bất thường, giúp khẳng định chẩn đoán về bệnh. Ngoài ra sinh thiết cũng có thể được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm hoặc phân độ của ung thư.

Kết quả xét nghiệm sinh thiết đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị và đánh giá hiệu quả điều trị. Bác sĩ có thể sử dụng sinh thiết để xác định tiên lượng tổng thể của người bệnh.

Sử dụng xét nghiệm sinh thiết có thể giúp xác định tiên lượng tổng thể của người bệnh

Sử dụng sinh thiết có thể giúp xác định tiên lượng tổng thể của người bệnh

Sinh thiết là xét nghiệm được sử dụng khá phổ biến trong chẩn đoán:

– Ung thư

– Các trường hợp bị nhiễm khuẩn hoặc viêm không rõ nguyên nhân như viêm gan, viêm thận hay bệnh lao.

Các thăm khám lâm sàng có thể không có đủ điều kiện xác định khối u là lành tính hay ác tính. Do đó người bệnh cần phải thực hiện thêm xét nghiệm sinh thiết. Sinh thiết là một kỹ thuật phức tạp. Vì vậy, người ta chỉ làm sinh thiết sau khi đã thực hiện những kỹ thuật chẩn đoán đơn giản hơn (chụp X quang, siêu âm) mà chưa khẳng định chắc chắn bệnh tật.

3. Các loại xét nghiệm sinh thiết

Có nhiều loại sinh thiết được sử dụng trong chẩn đoán bao gồm:

3.1 Sinh thiết bấm

Sinh thiết bấm rất hữu ích trong chẩn đoán các bệnh về da. Bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ đặc biệt bấm một lỗ nhỏ thông qua các lớp trên cùng của da để lấy một mẫu da cần sinh thiết. Để thực hiện thủ thuật không gây đau, người bệnh có thể được tiêm một số thuốc tê tại chỗ hoặc bôi một số kem gây tê trước.

3.2 Sinh thiết kim:

Sinh thiết kim được sử dụng để lấy mẫu mô từ cơ quan hoặc khối u dưới da. Một ống kim dài có thể được đâm xuyên qua da vào thận, gan, tuyến giáp, tủy xương hoặc khối u bất thường… Sau đó lấy ra một mẫu mô. Bác sĩ sẽ dùng một kim nhỏ để tiêm thuốc mê tại chỗ vào da trước khi sinh thiết kim để giảm bớt đau.

Xét nghiệm sinh thiết kim có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán ung thư phổi

Sinh thiết kim có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán ung thư phổi

3.3 Sinh thiết nội soi:

Nội soi là dùng ống soi để quan sát các phần khác nhau của cơ thể. Xét nghiệm sinh thiết thường được thực hiện trong các thủ thuật nội soi. Chẳng hạn trong nội soi dạ dày, bác sĩ cũng có thể tiến hành lấy sinh thiết niêm mạc dạ dày.

3.4 Sinh thiết cắt bỏ:

Trong sinh thiết bỏ, một phần hoặc toàn bộ khối u có thể được lấy ra để tìm tế bào bất thường. Sinh thiết cắt bỏ được thực hiện dưới gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân, phụ thuộc vào vị trí khối u. Loại sinh thiết này có thể thực hiện cho khối u ở vú.

3.5 Sinh thiết trong quá trình phẫu thuật:

Trong khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ lấy ra một mẫu mô nhỏ để kiểm tra trong vài phút. Việc này giúp hướng dẫn phẫu thuật hoặc điều trị thêm.

4. Sau xét nghiệm sinh thiết

Hầu hết các xét nghiệm sinh thiết chỉ cần gây tê cục bộ. Có nghĩa là bệnh nhân sẽ không cần phải ở lại bệnh viện. Tuy nhiên nếu phải gây mê toàn thân, người bệnh có thể sẽ phải ở lại bệnh viện để theo dõi thêm.

Hầu hết các loại sinh thiết không gây đau khi thuốc gây mê bắt đầu tác động. Mặc dù điều này còn phụ thuộc vào vị trí thực hiện sinh thiết. Một số trường hợp bệnh nhân bị đau âm ỉ. Khi đó, có thể được điều trị giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital