Xét nghiệm nhồi máu cơ tim gồm những gì, khi nào cần làm?

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Có một số loại xét nghiệm nhồi máu cơ tim cùng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh liên quan. Nhờ đó, bệnh nhân được chẩn đoán bệnh chính xác từ các triệu chứng nghi ngờ. Vậy xét nghiệm nhồi máu cơ tim gồm những gì?

1. Xét nghiệm nhồi máu cơ tim bằng các xét nghiệm hóa sinh

Các xét nghiệm hóa sinh có giá trị lớn trong việc chẩn đoán và theo dõi tình trạng nhồi máu cơ tim. Hiện nay, các xét nghiệm hóa sinh được áp dụng để chẩn đoán nhồi máu cơ tim bao gồm 3 nhóm:

1.1. Xét nghiệm nhồi máu cơ tim hóa sinh thế hệ 1

Creatin kinase (CK) toàn phần

Aspartat amino transferase (ASAT)

Alanin amino tranferase (ALAT)

Lactat dehydrogenase (LDH)

1.2. Xét nghiệm nhồi máu cơ tim hóa sinh thế hệ 2

Bao gồm xét nghiệm CK-MB và Myoglobin

Các xét nghiệm nhồi máu cơ tim giúp chẩn đoán bệnh chính xác

Các xét nghiệm nhồi máu cơ tim giúp chẩn đoán bệnh chính xác

1.3. Xét nghiệm nhồi máu cơ tim hóa sinh thế hệ 3

Bao gồm 2 loại xét nghiệm:

Enzyme và isoenzyme: ALAT, CK-MB, CK, ASAT, LDH.

Protein: Myoglobin, CK-MB mass, Troponin I, Troponin T.

Căn cứ vào tình hình hoạt động của các chất trên trong huyết tương, bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ của bệnh nhồi máu cơ tim. Cụ thể, việc giải phóng các chất này lúc đầu chậm còn sau trở nên nhanh. Tình trạng này kích thích ổ nhồi máu. Thời gian xuất hiện của các chất này ở trong máu sẽ cho biết nồng độ và độ hòa tan của chúng. Các chất này khuếch tán vào trong máu mất nhiều giờ từ lúc tế bào bị tổn thương. Đó là do vị trí của cơ tim không gần với lưới mao mạch. Mỗi chất trên có tốc độ thải trừ khỏi máu khác nhau.

2. Xét nghiệm Myoglobin

Myoglobin là một protein có trong bào tương của cơ tim, ngoài ra nó cũng có trong cơ xương. Sự xuất hiện của Myoglobin có tác dụng chẩn đoán sớm căn bệnh nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên không đặc hiệu vì nồng độ chất này còn tăng trong các tổn thương cơ xương.

Khi có tổn thương nhồi máu cơ tim, myoglobin sẽ sớm có mặt trong huyết thanh do có khối lượng nhỏ. Bởi vậy chất này giúp phát hiện các tổn thương do nhồi máu cơ tim.

Trong xét nghiệm Myoglobin, phương pháp miễn dịch sử dụng kỹ thuật điện hóa phát quang được áp dụng. Với kết quả bình thường, nồng độ Myoglobin trong huyết tương từ 70 – 110 mcg/L. Tình trạng Myoglobin niệu sẽ xuất hiện nếu chỉ số nồng độ Myoglobin trong huyết tương tăng lên trên 200 mcg/L.

Khi có các triệu chứng cảnh báo hoặc nghi ngờ nhồi máu cơ tim, bệnh nhân cần thăm khám ngay

Khi có các triệu chứng cảnh báo hoặc nghi ngờ nhồi máu cơ tim, bệnh nhân cần thăm khám ngay

3. Xét nghiệm CK-MB mass

CK-MB mass là CK đặc hiệu cho tim. Xét nghiệm này có ý nghĩa lâm sàng cho biết có cơn đau thắt ngực do vấn đề tim mạch. Đây là một xét nghiệm được sử dụng trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim và tưới máu lại. Nồng độ CK-MB sẽ tăng lên sau 4-5 giờ từ khi có cơn đau thắt ngực.

2 phương pháp đo CK-MB bao gồm: Phương pháp đo hoạt độ và phương pháp đo khối lượng (đặc hiệu hơn). Nồng độ CK-MB trong huyết tương mức bình thường là < 5,3 – 8 mcg/L.

4. Xét nghiệm Troponin

Xét nghiệm nồng độ Troponin I hoặc Troponin T trong máu giúp chẩn đoán chính xác tình trạng nhồi máu cơ tim. Troponin là một protein tham gia vào quá trình điều hòa sự co cơ tim. Nó có trong các sợi mảnh của cơ tim. Troponin sẽ được phóng thích vào máu khi cơ tim bị hoại tử,

4. 1. Xét nghiệm Troponin I:

Chỉ số bình thường của Troponin I trong huyết tương: < 0,1-0,2 μg/L. Xét nghiệm Troponin I rất có giá trị đối với chẩn đoán nhồi máu cơ tim. Ở pha đầu tiên của nhồi máu cơ tim, Troponin I chỉ có một đỉnh tăng. Sau cơn đau 3-4 giờ, Troponin I và Troponin T đều tăng và đạt cực đại sau từ 12 – 24 giờ. Tuy nhiên hiện tượng này còn phụ thuộc vào tình hình tái tưới máu của động mạch vành.

Trong pha đầu của nhồi máu cơ tim cấp, độ nhạy của Troponin I tương đương so với Troponin T. Troponin I tăng cùng với CK isoenzym, CK-MB, Myoglobin.

Chỉ số Troponin I cũng đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh tim khác. Cụ thể, nồng độ troponin có liên quan đến biến chứng và tỷ lệ tử vong do cơn đau thắt ngực. Bên cạnh đó, nồng độ troponin I ở bệnh nhân vừa ghép tim sẽ trở về bình thường chỉ sau khoảng 2 – 3 tuần kể từ khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật ghép tim, nếu không có bất thường sau ghép.

4. 2. Xét nghiệm Troponin T:

Nồng độ bình thường của Troponin T trong huyết tương: < 0,03 ng/ml. Xét nghiệm chỉ số Troponin T có độ nhạy tối đa 100% sau10 giờ – 5 ngày. Chất này xuất hiện sớm trong huyết thanh sau khi xảy ra nhồi máu cơ tim. Chỉ số này có tác dụng chẩn đoán các trường hợp nhồi máu cơ tim đến muộn. Nó đạt giá trị cực đại lần thứ nhất ở ngày thứ 4. Sau đó giảm dần cho tới ngày thứ 12 sau cơn nhồi máu,

Chỉ số này cũng có khả năng giám sát hiệu quả điều trị tan cục máu đông. Troponin T  đo được ở ngày thứ 3 và thứ 4 sau cơn đau thắt ngực có thể đánh giá ban đầu về mức độ nhồi máu cơ tim và kích thước vùng nhồi máu.

Khi Troponin T (TnT) > 0,1ng/ml sẽ có giá trị kết luận xác định tình trạng nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, chỉ số này còn giúp phân biệt nhồi máu cơ tim với chấn thương và tình trạng sau phẫu thuật.

Chỉ số Troponin T cũng có khả năng giám sát hiệu quả điều trị tan cục máu đông.

Chỉ số Troponin T cũng có khả năng giám sát hiệu quả điều trị tan cục máu đông.

5. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nhồi máu cơ tim

5.1. Điện tâm đồ

Điện tâm đồ là một trong các kỹ thuật giúp xác định và kết luận nhồi máu cơ tim. Đây là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh vô cùng quan trọng, cho dù phương pháp này nhiều lúc không đặc hiệu. Hình ảnh điện tâm đồ của bệnh nhân nhồi máu cơ tim sẽ có một số sự biến đổi. Cụ thê, ST chênh lên hoặc chênh xuống, sóng T đảo ngược, sóng Q mới hoặc block nhánh trái mới sẽ xuất hiện.

5.2. Siêu âm tim

Phương pháp giá trị này có tác dụng mang lại các hình ảnh rối loạn vận động ở các vị trí liên quan đến vùng nhồi máu (dịch màng tim, huyết khối buồng tim). Đồng thời, nó cũng giúp đánh giá chức năng của tâm thất trái.  Ngoài ra siêu âm tim còn cho thấy các biến chứng do nhồi máu cơ tim như: thông liên thất.do thủng vách tim, đứt dây chằng gây hở van tim.

5.3. Phương pháp chụp động mạch vành tim

Chụp động mạch vành được đánh giá là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim. Kết quả của quá trình chụp giúp khẳng định có tình trạng nhồi máu cơ tim. Từ việc phát hiện vùng tắc động mạch gây nhồi máu cơ tim qua kết quả chụp mạch vành, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật đặt stent giúp thông dòng chảy qua mạch vành. Nhờ vậy, vùng cơ tim đang bị nhồi máu của bệnh nhân sẽ được cứu khỏi bị hoại tử và tái hoạt động.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital