Viêm teo âm đạo – thể viêm âm đạo ở phụ nữ thiếu hụt nội tiết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Như chúng ta đã biết, viêm âm đạo thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có người bị viêm do âm đạo nhiễm nấm, khuẩn. Có người lại bị viêm do sử dụng các loại thuốc, dung dịch vệ sinh sai cách, làm mất đi sự cân bằng của môi trường âm đạo. Ngoài ra, cũng có nhiều phụ nữ bị viêm teo âm đạo khi cơ thể thiếu hụt hormone nội tiết tố estrogen.

Cùng tìm hiểu thêm về hiện tượng này để có biện pháp phòng tránh, khắc phục từ sớm.

1. Teo âm đạo là gì? Vì sao teo âm đạo dẫn đến viêm?

Teo âm đạo là vấn đề khiến nhiều phụ nữ lo lắng, băn khoăn khi gặp phải. Tuy nhiên, đây lại là một trong những vấn đề phụ khoa khó nói, dễ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung, sức khỏe phụ khoa nói riêng.

1.1. Teo âm đạo là gì?

Teo âm đạo là tình trạng thành âm đạo dần mỏng đi. Quy trình sản sinh dịch nhầy âm đạo tự nhiên cũng thay đổi, “cô bé” bị khô, từ đó mất cân bằng độ pH, môi trường tự nhiên. Tình trạng này phần lớn do sự rối loạn của các hormone nội tiết tố, cụ thể là do nồng độ estrogen trong cơ thể giảm thấp, nhất là trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Tình trạng teo âm đạo không chỉ khiến chị em mặc cảm, tự ti trong sinh hoạt vợ chồng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe phụ khoa. Rất nhiều trường hợp teo âm đạo, dẫn tới viêm nhiễm cấp, mãn tính và làm cho chị em phụ nữ không khỏi khó chịu.

Tình trạng teo âm đạo xảy ra nhiều ở phụ nữ tiền mãn kinh - đối tượng bị thiếu hụt nội tiết tố nghiêm trọng

Tình trạng teo âm đạo xảy ra nhiều ở phụ nữ tiền mãn kinh – đối tượng bị thiếu hụt nội tiết tố nghiêm trọng

Được thể hiện qua sự mất cân bằng, thay đổi môi trường âm đạo nên khi bị teo âm đạo, người bệnh có thể cảm nhận rõ một vài triệu chứng như: Khô âm đạo, cảm giác nóng rát, dịch nhầy âm đạo ít, khiến “cô bé” luôn khô căng, tiểu tiện buốt, bỏng rát, tiểu không tự chủ,… và triệu chứng đặc biệt nhất là viêm âm đạo.

1.2. Vì sao teo âm đạo dẫn đến viêm âm đạo?

Tình trạng teo âm đạo kéo dài bởi sự thiếu hụt estrogen, vậy nên môi trường bên trong âm đạo cũng thay đổi rất nhiều. Việc âm đạo khô, rát, pH thay đổi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tạp khuẩn, vi khuẩn, nấm,… có cơ hội tấn công, gây tổn thương, viêm nhiễm nặng nề. Chính vì vậy, chị em phụ nữ cần đặc biệt cảnh giác khi phát hiện những triệu chứng của viêm do teo âm đạo.

2. Những triệu chứng và nguyên nhân làm gia tăng khả năng viêm do teo âm đạo

Mỗi một bệnh lý, vấn đề sức khỏe phụ khoa đều mang những nguyên nhân và triệu chứng riêng.

2.1. Những triệu chứng nào cho thấy bạn đang bị viêm teo âm đạo?

Khi bị viêm do teo âm đạo, môi trường âm đạo sẽ thay đổi rất nhanh chóng, biểu hiện những tổn thương trong và ngoài âm đạo. Cụ thể, các triệu chứng thể hiện bạn đang bị viêm âm đạo do thiếu hụt nội tiết tố có:

– Khô rát âm đạo.

– Môi trường âm đạo mất cân bằng, tiết dịch bất thường.

– Cơ quan sinh dục luôn thấy ngứa ngáy, khó chịu.

Bị viêm teo âm đạo, môi trường âm đạo sẽ thay đổi rất nhanh chóng, biểu hiện những tổn thương trong và ngoài âm đạo

Bị viêm teo âm đạo, môi trường âm đạo sẽ thay đổi rất nhanh chóng, biểu hiện những tổn thương trong và ngoài âm đạo

– Tiểu tiện buốt, tiểu không tự chủ được bản thân.

– Chảy máu, âm đạo ra máu bất thường sau khi quan hệ tình dục.

– Tái nhiễm khuẩn đường niệu.

– Âm đạo dần teo nhỏ, kích thước giảm, khiến cho môi trường pH, diện tích bị viêm nhiễm ngày càng lan rộng.

2.2. Nguyên nhân làm gia tăng khả năng viêm teo âm đạo là gì?

Như chúng ta đã biết, việc sụt giảm nồng độ estrogen diễn ra chủ yếu do người phụ nữ đã bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, rối loạn nội tiết.

Sụt giảm nội tiết tố estrogen khiến tình trạng viêm teo âm đạo càng khó kiểm soát hơn, khiến chị em khó chịu

Sụt giảm nội tiết tố estrogen khiến tình trạng viêm nhiễm do teo âm đạo càng khó kiểm soát hơn, khiến chị em khó chịu

Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác cũng dẫn đến việc estrogen suy giảm, gây viêm âm đạo:

– Sau sinh, bắt đầu quá trình tiết sữa và cho con bú.

– Phẫu thuật điều trị bệnh lý, loại buồng trứng.

– Hoá trị, cải thiện và điều trị các bệnh ung thư.

– Sau thực hiện liệu pháp xạ trị cải thiện các vấn đề tại vùng chậu, điều trị ung thư.

– Sau khi sử dụng liệu pháp hormone, điều trị bệnh ung thư vú.

3. Chẩn đoán và điều trị viêm do âm đạo bị teo như thế nào?

Thông qua thăm khám lâm sàng cùng bác sĩ chuyên khoa Phụ sản, chị em có thể được chia sẻ thông tin chính xác về tình trạng viêm âm đạo.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tiến hành tìm hiểu về tiền sử bệnh, các loại thuốc điều trị mà người bệnh đã từng sử dụng để đưa ra kết luận chính xác.

Bác sĩ khám, ấn vào các cơ quan tại vùng chậu để cân nhắc mức độ thiếu hụt estrogen của người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được bác sĩ tiến hành:

– Khám, kiểm tra âm đạo bằng mỏ vịt chuyên dụng để quan sát thành âm đạo.

– Kiểm tra độ đàn hồi của âm đạo.

– Kiểm tra tình trạng bộ phận sinh dục ngoài có láng, mỏng hay không.

– Kiểm tra tổng quát nhằm phát hiện bất thường tại vùng chậu.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện khám tổng quát cho người bệnh và căn cứ vào kết quả để đưa ra hướng điều trị

Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện khám tổng quát cho người bệnh và căn cứ vào kết quả để đưa ra hướng điều trị

Để điều trị viêm nhiễm do teo âm đạo, cách tốt nhất là bổ sung nội tiết tố nữ estrogen cho cơ thể. Những chế phẩm thuốc có thể sử dụng gồm: Liệu pháp hormone đường tiêm/uống, kem bôi, thuốc đặt, vòng co giãn. Tùy vào mức độ bệnh, độ tuổi, triệu chứng và các vấn đề đi kèm, bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp và tối ưu nhất để bệnh nhân thực hiện.

Ngoài ra, chị em cũng cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề sinh hoạt và ăn uống. Chế độ ăn cần đủ chất, hạn chế đồ ăn ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của hệ nội tiết như thực phẩm có chứa caffeine, dầu mỡ, đồ ngọt, đồ ăn nhanh nhiều chất bảo quản,… Bên cạnh đó, chị em cũng nên bổ sung nhiều loại rau củ quả như đậu nành, súp lơ xanh, bơ, bưởi, cà rốt,… để tăng cường khả năng ổn định hệ nội tiết, sản sinh hormone estrogen.

Về chế độ sinh hoạt, phụ nữ bị viêm teo âm đạo cần chú ý tránh thức khuya, tránh làm việc quá sức, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá độ. Bên cạnh đó, thường xuyên nghỉ ngơi đầy đủ, tập luyện, cải thiện sức khỏe, thể chất cũng là cách để hỗ trợ hệ nội tiết hoạt động tốt, sản sinh và điều tiết nồng độ estrogen cần thiết.

Trong mọi trường hợp, chị em cần phải chú ý thăm khám, kiểm tra sức khỏe phụ khoa thường xuyên để có thể yên tâm hơn về các vấn đề phụ khoa có thể gặp phải, nhất là ở độ tuổi tiền mãn kinh. Chị em nên lựa chọn những địa chỉ khám, điều trị các bệnh phụ khoa với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa chuyên môn cao, đầy đủ trang thiết bị hiện đại để thực hiện theo dõi, quản lý tình trạng sức khỏe phụ khoa của bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital