Viêm nướu khi niềng răng: Nguyên nhân và cách khắc phục 

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Niềng răng là biện pháp hữu ích để khắc phục các vấn đề như là răng hô vẩu, móm, răng khấp khểnh hay sai khớp cắn. Tuy nhiên, trong quá trình niềng răng có thể phát sinh một số vấn đề, ví dụ như viêm nướu. Vậy viêm nướu khi niềng răng là do đâu, giải pháp khắc phục như thế nào? Cùng theo dõi bài viết để biết đáp án bạn nhé!

1. Nguyên nhân dẫn đến viêm nướu trong quá trình niềng răng

Viêm nướu (hay còn gọi viêm lợi) là tình trạng tổn thương viêm cấp tính hoặc mạn tính xảy ra ở những tổ chức phần mềm xung quanh răng. Tổn thương này chỉ xảy ra ở vùng lợi, không gây ảnh hưởng đến các vùng xung quanh như là xương ổ răng, dây chằng quanh răng hay là xương răng.

Viêm nướu khi niềng răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Viêm nướu khi niềng răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Khi niềng răng bị viêm lợi là một trong những trường hợp không hiếm gặp mà nhiều người gặp phải hiện nay. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng viêm nướu khi niềng răng?

1.1. Do vệ sinh răng không sạch sẽ, đúng cách

Khi niềng răng, bạn sẽ cần phải đeo khí cụ trong một thời gian dài, đặc biệt mắc cài phải đeo cố định trong suốt thời gian chỉnh nha. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng hàng ngày, bởi như nếu không chú ý thì thức ăn sẽ rất dễ dính vào mắc cài và khó để làm sạch. Về lâu dài, thức ăn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công vào các mô nướu gây viêm nhiễm.

1.2. Chế độ ăn uống hàng ngày thiếu hợp lý, khoa học

Niềng răng bị viêm lợi có thể xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu các dưỡng chất như là Vitamin C hay Canxi. Có rất nhiều người gặp phải tình trạng mắc cài vướng víu, hay răng bị đau nhức nên khi ăn uống không được thoải mái, thậm chí là cần kiêng khem nhiều loại thức ăn.

Do điều này đã khiến cho người bệnh ăn uống hạn chế hơn, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu dưỡng chất. Khi răng lợi trở nên yếu hơn cũng là lúc vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây ra các bệnh lý thường gặp.

1.3. Quy trình niềng răng sai kỹ thuật

Thực tế, có không ít trường hợp niềng răng bị viêm lợi do tay nghề của bác sĩ điều trị và cơ sở vật chất nha khoa kém chất lượng. Nếu như bác sĩ gắn khâu không cẩn thận hoặc siết lực niềng răng quá mức đều có thể dẫn đến những biến chứng như sưng lợi, đau nhức, hay nghiêm trọng hơn đó là khiến cho răng lung lay, mất răng dẫn đến nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng.

2. Các biểu hiện của bệnh viêm lợi

Nhìn chung, ở giai đoạn đầu, viêm lợi thường không có biểu hiện rõ ràng, dưới đây là một số dấu hiệu điển hình mà những người bị viêm lợi thường gặp bao gồm:

– Lợi bị sưng tấy, khi chạm vào lợi sẽ có cảm giác đau đớn

– Khó chịu và đau nhức khi ăn

– Lợi chuyển từ hồng nhạt sang đỏ hoặc là đỏ sẫm

– Lợi dễ bị tổn thương hay chảy máu dù chỉ là một va chạm nhẹ như đánh răng hay là xỉa răng bằng tăm

– Xuất hiện mảng bám và cao răng, mảng bám lắng đọng bởi vi khuẩn có hại, vụn thức ăn

– Hơi thở xuất hiện mùi hôi khó chịu, nguyên nhân có thể là do các mảng bám cao răng, vi khuẩn và thức ăn phân hủy ở trong miệng khiến cho tình trạng hôi miệng khó cải thiện

Khi bị viêm lợi, lợi dễ bị tổn thương hay chảy máu dù chỉ là một va chạm nhẹ

Khi bị viêm lợi, lợi dễ bị tổn thương hay chảy máu dù chỉ là một va chạm nhẹ

3. Khắc phục viêm nướu khi niềng răng thế nào?

Nhìn chung, khi nhận thấy những dấu hiệu niềng răng bị sưng lợi, tốt hơn hết bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiệu quả, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp. Nếu như là sưng lợi do những bệnh lý thì bạn cần tháo hệ thống khí cụ ra, làm sạch khoang miệng cũng như lấy cao răng và điều trị dứt điểm các bệnh lý rồi mới tiếp tục niềng răng.

Với các trường hợp chỉ bị viêm lợi nhẹ thì các biện pháp can thiệp sẽ tương đối đơn giản. Về cơ bản, bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đồng thời loại bỏ các mảng bám trên thẩn ăng hay dưới nướu để có thể ngăn ngừa viêm lợi phát triển. Trong một số trường hợp, bạn cần sử dụng thuốc giảm viêm để điều trị dứt điểm tình trạng niềng răng dẫn đến viêm lợi.

Tuy nhiên, ở trường hợp viêm lợi nặng hơn, đã làm tụt nướu nhiều và gây mất thẩm mỹ thì biện pháp xử lý hiệu quả nhất lúc này chính là phẫu thuật ghép mô nướu. Mục đích của việc phẫu thuật sẽ là phục hồi dần phần lợi để che phủ chân răng và giúp cho mô nướu khỏe mạnh trở lại.

Đừng quên thăm khám răng miệng định kỳ bạn nhé!

Đừng quên thăm khám răng miệng định kỳ bạn nhé!

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống cũng như là vệ sinh răng miệng. Bạn nên ăn các loại thức ăn mềm, tránh các loại đồ ăn quá ngọt hay là nước uống có gas, không dùng răng để cắn vật cứng. Bên cạnh đó, đừng quên chải răng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm cũng như sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital