Viêm khớp khuỷu tay và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Viêm khớp khuỷu tay được gây ra do tác động tì đè nhiều thường xuyên trong các hoạt động hàng ngày, làm tổn thương khớp.

1. Thế nào là viêm khớp khuỷu tay?

Khớp khuỷu tay được xem là 1 khớp có cấu trúc phức tạp của cơ thể, bởi có tới 3 xương tham gia cử động, đó là xương cánh tay, xương trụ và xương quay. Phần xương lồi ra mà chúng ta nhìn thấy là phần đầu tròn của xương cánh tay, giúp cánh tay có thể gập – duỗi dễ dàng bởi nó là nơi cơ và gân nối xương cánh tay.

Viêm khớp khuỷu tay, hay đau khớp khuỷu tay là tình trạng rách , giãn hoặc đứt nhóm gân cơ duỗi tại vị trí bám vào mỏm trên lồi cầu ngoài xương. Do gặp tổn thương nhiều lần như căng mô mềm, viêm gân hoặc dây chằng gây nên.

– Viêm gân hoặc bao hoạt dịch

– Do các bệnh lý xương khớp: viêm khớp dạng thấp, bong gân hoặc chân thương ảnh hưởng tới dây chằng, trật khớp tay,…

1.1. Ai có nguy cơ cao mắc viêm khớp khuỷu tay?

Theo nghiên cứu, những người chơi thể thao hoặc vận động viên có xu hướng bị đau khớp khuỷu tay cao hơn so với người bình thường. 

– Hội chứng đau khuỷu tay tennis: còn được gọi là viêm mỏm trên lồi cầu ngoài, xảy ra khi các cơ, gân, dây chằng phần dưới và phần trước cánh tay bị chấn thương, tạo nên các vết rách. Theo thời gian, vết rách trở thành sẹo và bị vôi hóa, gây áp lực lớn lên các dây thần kinh.

– Hội chứng golf: có cách gọi khác là viêm mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay. Hội chứng này thường xảy ra với những người vận động quá nhiều, đặc biệt là người chơi golf. Do sự đòi hỏi của sức lực lặp lại nhiều lần của bắp tay, cánh tay dẫn đến căng cơ khiến tình trạng quá sức.

– Ngoài ra, với những người chơi thể thao sai tư thế cũng là nguyên nhân dẫn đến đau khớp khuỷu tay.

– Những người làm việc phải dùng đến cánh tay nhiều cũng có nguy cơ cao mắc bệnh như: đầu bếp, thợ mộc, họa sĩ, thợ điện nước, công nhân xí nghiệp…

viêm khớp khuỷu tay là gì

Hầu hết những người chơi thể thao hoặc hoạt động mạnh, đòi hỏi thể lực ở cánh tay nhiều có nguy cơ mắc bệnh cao

1.2. Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân mắc viêm khớp khuỷu tay

Thực tế, bệnh đau khớp khuỷu tay không nguy hiểm tới tính mạng tới bệnh nhân nhưng lại gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó, nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi khám bác sĩ để tư vấn và điều trị, tránh “đêm dài lắm mộng”.

– Cảm giác đau nhói, đau dữ dội khi cử động khuỷu tay

– Sưng đỏ, sưng tấy khớp

– Có cảm giác nóng rát xung quanh khớp 

– Đau dọc cánh tay

– Căng cơ

– Mất dần sức nắm, đặc biệt khi hoạt động liên quan đến cánh tay, cẳng tay

triệu chứng đau khớp khuỷu tay

Thường có cảm giác đau nhói, sưng tấy phía khớp cầu lồi ngoài

2. Cách xử trí và khắc phục triệu chứng của bệnh

Bên cạnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng hoặc biểu hiện bên ngoài của người bệnh để chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các bước khám và tiến hành một số xét nghiệm. Như:

– Chụp X-quang: Phương pháp giúp kiểm tra mức độ tổn thương của xương, tình trạng xương khớp, có gãy xương hay viêm khớp không,…

Chụp MRI: Các hình ảnh của phương pháp này cho phép bác sĩ dễ dàng quan sát các mô mềm xung quanh sụn khớp, dây chằng, mao mạch và dây thần kinh

Ngoài ra, bệnh nhân đau khớp khuỷu tay có thể tự điều trị ở nhà theo lời tư vấn của bác sĩ để cải thiện tình trạng đau.

– Nghỉ ngơi đúng: Tùy vào từng mức độ đau, tổn thương của khớp khuỷu tay mà bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tránh hoạt động cánh tay nhiều từ khoảng 1 – 2 tuần hoặc lâu hơn. Điều này giúp cánh tay có thời gian khôi phục, giảm đau, giảm sưng, giúp vận động lại bình thường.

– Chườm lạnh: giúp giảm sưng tấy, giảm đau và ngăn tổn thương mô. Mỗi ngày chườm lạnh khoảng 3 – 4 lần trong vòng 15 – 20 phút.

– Dùng nẹp hoặc băng khuỷu tay: giúp làm giảm áp lực đè lên cánh tay khi hoạt động

– Kê cao khuỷu tay

– Sử dụng thuốc: thực hiện theo đơn kê của bác sĩ, tránh sử dụng bừa

– Trị liệu vật lý: Hầu hết các bệnh xương khớp đều được các bác sĩ khuyến khích sử dụng vật lý trị liệu. Tuy phương pháp này đạt hiệu quả cao giúp giảm đau nhức cho người bệnh nhưng lại tốn thời gian, đòi hỏi sự kiên nhẫn. Một số biện pháp thường được áp dụng đó là: kích thích dòng điện qua da, massage giảm đau, siêu âm trị liệu,…

– Phẫu thuật: Đây được xem là phương pháp cuối cùng khi các bước điều trị trên không giúp làm giảm triệu chứng bệnh.

phòng ngừa đau khuỷu tay

Thăm khám thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết cho quý vị về bệnh viêm khớp khuỷu tay và cách điều trị khắc phục, từ đó bệnh không còn là nỗi ám ảnh của nhiều người nữa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital