Viêm họng mủ ở trẻ em: những điều ba mẹ cần biết

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm họng mủ ở trẻ em là bệnh lý đường hô hấp phổ biến. Với những triệu chứng gần giống với cảm lạnh thông thường nên cha mẹ thường có tâm lý chủ quan khi con bị viêm họng mủ, không cho con đi khám ngay dẫn đến hệ lụy phát sinh, nguy hiểm đến sức khỏe của con. Vậy viêm họng mủ có nguyên nhân từ đâu, những hệ lụy về sức khỏe hay gặp từ căn bệnh này là gì, bài viết sau đây cung cấp thông tin cho các bố mẹ. 

1. Tìm hiểu bệnh viêm họng mủ

1.1 Viêm họng mủ ở trẻ em là bệnh như thế nào? 

Viêm họng mủ là giai đoạn tiến triển nặng khi trẻ bị viêm họng lâu ngày không khỏi. Đây là hiện tượng virus, vi khuẩn xâm nhập vào khu vực cổ họng, phát triển gây viêm nhiễm kéo dài, làm cho lớp niêm mạc ở thành họng phình to, có chứa mủ trắng. Khi bị viêm họng mủ, hơi thở con có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, học tập, vui chơi hàng ngày của con. 

Viêm họng mủ ở trẻ em là hiện tượng lớp niêm mạc ở thành họng phình to, chứa mủ trắng.

Viêm họng mủ ở trẻ em là hiện tượng lớp niêm mạc ở thành họng phình to, chứa mủ trắng.

1.2 Nguyên nhân chính gây nên viêm họng mủ ở trẻ em 

Nguyên nhân chính gây ra viêm họng mủ là do liên cầu khuẩn Streptococcus nhóm A, xuất hiện sau khi trẻ bị cảm cúm, sởi, thủy đậu,.. Bệnh viêm họng mủ có tỷ lệ cao xảy ra với các bé bị viêm họng cấp lâu ngày không khỏi, bị viêm họng do dị ứng với phấn hoa, lông động vật, bụi, nấm mốc… 

Các nguyên nhân gián tiếp khiến cho trẻ dễ mắc viêm họng mủ là: 

– Thói quen ăn uống: trẻ thường xuyên ăn uống không lành mạnh, ăn đồ ăn cay nóng, lạnh… là tác nhân kích thích vùng họng khiến gia tăng tỷ lệ viêm họng mủ.

– Vệ sinh răng miệng kém: nếu các con không đảm bảo việc thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không rửa tay trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh khiến vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng, trú ngụ ở vùng họng gây viêm nhiễm nặng nề. 

– Sức đề kháng yếu: trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện cộng với có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm phổi,…dễ bị mắc bệnh viêm họng mủ.

2. Các triệu chứng của bệnh viêm họng mủ ở trẻ em

Khi trẻ mắc viêm họng có mủ thường sẽ xuất hiện những biểu hiện giống với cảm cúm. Do vậy, các bậc cha mẹ thường chủ quan khi nghĩ rằng bệnh không gây nguy hiểm đến trẻ. Tuy nhiên trên thực tế, viêm họng mủ ở trẻ là một trong những căn bệnh cần phải cảnh giác vì nó có khả năng gây biến chứng rất cao. 

Viêm họng mủ sẽ có những dấu hiệu phổ biến sau: 

– Ho: trẻ liên tục bị ho, cơn ho kéo dài vào ban đêm, có thể ho khan hoặc ho có đờm

– Bất thường ở vùng họng: cổ họng con bị ngứa do các hạt chứa mủ ở lợp niêm mạc gây ra. Khi nuốt nước bọt, ăn uống trẻ sẽ bị đau rát, rất khó chịu. Ngoài ra, cha mẹ có thể nhận thấy bằng mắt thường các nốt mủ trắng hoặc xanh nhạt, sưng ở thành họng hoặc trên amidan, có thể theo ra ngoài khi trẻ ho hoặc khạc đờm.

– Sốt: con sốt nhẹ hoặc sốt cao lên tới 39°C – 40°C, kèm theo đau đầu, đau bụng, buồn nôn.

Hôi miệng: mủ xuất hiện nhiều trong cổ họng sẽ khiến hơi thở của con bị nặng mùi

– Một số biểu hiện khác: trẻ có thể bị mất tiếng, khản giọng, thở khò khè, thở bằng miệng khi ngủ. Con hay mệt mỏi, bỏ bú, nôn trớ nhiều, quấy khóc. 

– Những trường hợp nặng thì con có thể thấy xuất hiện hạch ở góc hàm, khi ấn vào sẽ đau.

Những dấu hiệu này sẽ xuất hiện khác nhau ở mỗi trẻ khác nhau, phụ thuộc và độ tuổi cũng như tình trạng của con. Do vậy, khi có những dấu hiệu bất thường, đặc biệt trẻ độ tuổi nhỏ cha mẹ cần lưu ý đưa con đi khám sớm để được hỗ trợ điều trị phù hợp.

Con hay mệt mỏi, bỏ bú, nôn trớ nhiều, quấy khóc khi bị viêm họng mủ

Con hay mệt mỏi, bỏ bú, nôn trớ nhiều, quấy khóc khi bị viêm họng mủ

3. Cảnh giác với những biến chứng nguy hiểm của viêm họng mủ

Nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời, bệnh viêm họng mủ rất có thể gây viêm nhiễm sang các bộ phận khác đặc biệt là tai – mũi – họng. Nguy hiểm nhất là trẻ có tiền sử bệnh tim,  viêm họng mủ có thể làm ảnh hưởng đến tim thất. Những biến chứng có thể xảy ra mà cha mẹ cần cảnh giác: 

– Là tác nhân gây ra nhiều bệnh lý vùng tai-mũi-họng của con: các bộ phận này thông với nhau nên nếu con bị viêm họng mủ kéo dài thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào các bộ phận thuộc đường hô hấp. Tiêu biểu là các bệnh viêm nhiễm như: viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang.

– Biến chứng đường thở: áp xe thành họng, viêm phổi do viêm họng mủ gây ra sẽ tác động tiêu cực đến đường thở của con.

– Là một trong những tác nhân dẫn đến suy dinh dưỡng: bệnh viêm họng mủ làm con gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, trẻ thường xuyên bỏ ăn, quấy khóc, làm chậm quá trình phát triển của con.

– Biến chứng toàn thân: viêm thận, viêm màng tim gây hẹp hoặc hở van tim,…

4. Hỗ trợ điều trị khi trẻ bị viêm họng mủ

Bệnh viêm họng mủ có thể gặp ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi trở lên hoặc các trẻ trên 5 tuổi. Do vậy mỗi trẻ độ tuổi khác nhau sẽ có cách hỗ trợ điều trị khác nhau: 

– Đối với trẻ ở độ tuổi 3-6 tháng, trẻ sốt cao trên 38,5 độ hơn 2 ngày, họng sưng tấy, miệng đau, khó thở, quấy khóc liên tục thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

– Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể hạ nhiệt cho con bằng cách chườm khăn ấm, lau người cho trẻ tại các vùng như trán, nách, bẹn. Tuyệt đối ba mẹ không được sử dụng đá hoặc nước lạnh để hạ sốt cho con. Sau đó nên đưa con đến bác sĩ để được chỉ định phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp nhất với trẻ, có thể sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm để giảm ho, làm dịu họng. 

Khi có những dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần lưu ý đưa con đi khám sớm để được điều trị phù hợp.

Khi có những dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần lưu ý đưa con đi khám sớm để được hỗ trợ điều trị phù hợp.

Một số biện pháp mà bác sĩ khuyên các bậc phụ huynh nên áp dụng ở nhà để hỗ trợ điều trị hiệu quả: 

– Khi con bị viêm họng mủ, cha mẹ nên cho con ăn đồ ăn lỏng để giảm bớt khó khăn khi nuốt: cháo, súp, sữa…

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhằm tăng sức đề kháng cho con, nhất là nhóm vitamin C và kẽm có tác dụng tốt với bệnh viêm họng mủ. Bố mẹ có thể tham khảo các loại rau như cà chua, cà rốt, súp lơ… tuy nhiên cần chế biến chín mềm để con dễ ăn.

– Có thể cho trẻ uống mật ong với nước ấm vào buổi sáng để làm dịu những cơn đau rát họng. Tuy nhiên trước khi cho con uống cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa. 

– Giữ gìn không gian sống của con sạch sẽ, trong lành không khói thuốc, bụi,…

– Vệ sinh răng miệng cho con sạch sẽ, thực hiện ít nhất ngày 2 lần vào sáng và tối.

– Giữ ấm cho con nhất vào giai đoạn chuyển mùa và tránh cho con tiếp xúc nơi đông người dễ lây nhiễm bệnh.

Bệnh viêm họng mủ rất phổ biến ở trẻ em, có thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị đúng cách. Do vậy, để con luôn khỏe mạnh và phát triển tốt cha mẹ cần thực hiện biện pháp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công cơ thể con gây ra bệnh lý xấu. 

Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, hiệu quả điều trị tùy cơ địa của từng khách hàng. Để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị quý độc giả nên đến khám trực tiếp để nghe tư vấn của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital