Vị trí và chức năng của tuyến yên đối với cơ thể

Tham vấn bác sĩ

Tuyến yên được đánh xem là một tuyến chính của hệ thống nội tiết. Với vai trò tiếp nhận các thông tin từ não và truyền tải tới các tuyến khác ở trong cơ thể. Nó cũng tạo ra rất nhiều hormone quan trọng như: hormone tăng trưởng, Prolactin, và cả hormone luteinizing. Vậy chức năng của tuyến yên là gì? 

1. Thông tin cơ bản về tuyến yên

Tuyến yên chính là một phần trong hệ thống nội tiết của cơ thể. Tuyến yên có chức năng chính là tiết ra các loại hormone và đi vào máu của bạn. Tuyến yên còn có vai trò kiểm soát chức năng của hầu hết các tuyến nội tiết khác. Vì vậy mà nó được coi là tuyến chủ.

Các hormone sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến một số cơ quan và tuyến khác trong cơ thể như:

Tuyến giáp.

– Cơ quan sinh sản.

Tuyến thượng thận.

Tuyến yên có đường kính rơi vào khoảng 1cm và nằm trong hố yên của xương bướm. Về khối lượng, tuyến yên khoảng 0,5g và nằm trong cấu trúc xương ở phần đáy não. Bên cạnh đó, tuyến yên còn được kiểm soát bởi vùng dưới đồi (một vùng não nằm ngay bên trên của tuyến yên)

2. Tuyến yên có các chức năng gì đối với cơ thể?

Tuyến yên là một cơ quan khá nhỏ bé. Dựa trên hình thể, nguồn gốc thai và chức năng mà nó được chia làm 3 thùy: thùy trước, thùy giữa và thùy sau. Mỗi thùy của tuyến yên lại có những đặc trưng và vai trò độc lập.

Riêng thùy giữa chỉ phát triển đối với cơ thể trẻ nhỏ và một số loài động vật cấp thấp. Khi đó nó sẽ có chức năng phân bố đều các sắc tố trên da qua sự hoạt động của hormone MSH.

Chức năng của tuyến yên

Tuyến yên có kích thước nhỏ nhưng lại giữ vai trò vô cùng quan trọng không thể thay thế

Dưới đây là chức năng của tuyến yên với thùy trước và thùy sau:

2.1. Chức năng của tuyến yên – thùy trước

Thùy trước hay còn được gọi là tuyến yên bạch. Thùy trước cấu tạo gồm ba phần: phần phễu, phần trung gian và phần xa. Thùy trước chủ yếu có chức nằng điều tiết hormone thông qua các tế bào tuyến. Mỗi tế bào của tuyến yên sẽ tiết ra một loại hormone khác nhau.

– Growth hormone: có chức năng thúc đẩy và điều hòa về tăng trưởng, phát triển chung cho toàn cơ thể bằng việc tổng hợp các loại dưỡng chất như: protein, glucose, chất béo,… Ngoài ra hormone này còn giúp ổn định và kiểm soát sự sinh trưởng các tế bào máu.

– Adrenocorticotropin hormone (ACTH): sản xuất corticotropin thông qua kích thích thượng thận làm chúng không bị teo. Bên cạnh đó ACTH còn hỗ trợ kích thích sản xuất sắc tố melanin trên da. Hormone này còn giúp tăng khả năng ghi nhớ và tăng cảm xúc sợ hãi.

– Thyroid stimulating: có chức năng kích thích cho quá trình tổng hợp và sản sinh hormone tuyến giáp.

– Follicle stimulating hormone: tác động đến quá trình sản sinh nang trứng và bài tiết hormone estrogen với nữ giới. Còn với nam giới có tác dụng sản sinh ra hormone testosterone và thúc đẩy sản sinh tinh trùng ở nam giới.

– Luteinising: đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình rụng trứng ở nữ giới, đồng thời cũng giúp thể vàng duy trì và phát triển khả năng sinh lý.

– Prolactin: kích thích sản sinh sữa và cung cấp dưỡng chất cho bé.

Bên cạnh đó còn có một số loại hormone khác như: Endorphin, Enkephalin, Lipotropin, ….

2.2. Chức năng của tuyến yên – Thùy sau

Thùy sau sẽ không tham gia vào quá trình bài tiết hormone. Tuy nhiên, đây lại là nơi hoạt động mạnh mẽ của các tế bào thần kinh đệm. Đây cũng chính là phần kéo dài của hệ thần kinh. Vì thế mà nó còn được biết tới với tên gọi khác là: thùy thần kinh. Phần thùy sau này bao gồm các loại hormone như:

– Vasopressin (ADH): rất quan trọng trong quá trình lọc máu ở thận, bên cạnh đó cũng hỗ trợ cho quá trình tái hấp thụ nước.

– Oxytocin: thúc đẩy sự co bóp của tử cung khi phụ nữ sinh nở và kết hợp với Prolactin để cơ thể mẹ bài tiết sữa cho con.

Chức năng của tuyến yên - thùy trước và thùy sau

Tuyến yên có tác động và ảnh hướng rất nhiều đến các cơ quan khác trong cơ thể

3. Một số bệnh lý liên quan đến tuyến yên

Tuyến yên là một cơ quan đảm nhiệm rất nhiều chức năng quan trọng với cơ thể. Vì vậy khi nó gặp phải bất cứ sự bất thường nào cũng sẽ ảnh hưởng đến những cơ quan khác trong cơ thể. Dưới đây là một số bệnh lý về tuyến yên:

3.1. Suy tuyến yên

Đây là một bệnh lý phát triển khá thầm lặng và tích tụ trong khoảng thời gian dài từ do nhiều nguyên nhân gây ra. Khi này người bệnh sẽ gặp phải hàng loạt các triệu chứng đột ngột nhưng lại dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Các triệu chứng có thể kể tới như:

– Thường xuyên cảm thấy đầy hơi, khó tiêu và xuất hiện táo bón. Cân nặng thì thường xuyên bị biến động tằn giảm.

– Ở nữ giới hay gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo và cảm thấy đau khi quan hệ. Với nam giới thì sẽ có hiện tượng rối loạn cường dương.

3.2. Đột quỵ tuyến yên

Bệnh lý có thể do nhiều nguyên nhân và yếu tố gây ra như: người bị tiền sử về huyết áp, chấn thương đầu, đã từng phẫu thuật tim, đang dùng thuốc chống đông máu,…

Một số triệu chứng ở bệnh lý này xuất hiện từ từ và bán cấp mà bạn cũng nên chú ý như:

– Đau đầu: bệnh nhân sẽ thấy các cơn đau dữ dội ở sau ổ mắt và lan dần sang xung quanh.

– Giảm thị lực: bệnh nhân sẽ cảm thấy tầm nhìn khó khăn, nhìn mờ, sụp mí, hoặc giãn đồng tử,…

– Một vài các biểu hiện khác: tụt huyết áp, suy thượng thận,…

Đột quỵ tuyến yên có thể gây ra đau đầu và lan tới cả hai hốc mắt, sụp mí,....

Đột quỵ tuyến yên có thể gây ra đau đầu, đau lan đến sau ổ, bị sụp mí,….

3.3. U tuyến yên

Bệnh sẽ xảy ra khi: tăng hay giảm đột ngột hormone Prolactin tại cơ quan này và gây ra các khối u nội tiết. Nếu được can thiệp kịp thời người bệnh có thể không gặp nguy hại đến sức khỏe. Nhưng ngược lại, nếu bị phát hiện quá trễ người bệnh có nguy cơ phải điều trị bệnh kéo dài cả đời. Bên cạnh đó người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như: hội chứng Cushing, mất kinh nguyệt, tăng đường huyết, huyết áp,…

3.4. Đái tháo nhạt

Xảy ra khi hormone ADH bị suy giảm và khiến các chức năng sinh lý ở thận bị ảnh hưởng. Do đó bệnh lý này có thể đe dọa lớn đến tính mạng, nên bạn cần lưu ý với một số dấu hiệu của bệnh như:

– Tiết niệu: đi tiểu quá nhiều trong ngày, cách nhau 30 phút/lần hoặc tần suất cao hơn.

– Mất nước: mặc dù đang rất khát và uống nước liên tục nhưng vẫn có hiện tượng khô da, khô miệng, chóng mặt, đau đầu,… Nếu kéo dài có thể dẫn tới rối loạn điện giải, giảm thể tích máu,…

– Một vài dấu hiệu khác: thiếu ngủ vì tiểu nhiều về đêm, không thể tập trung,…

Tuyến yên đảm nhiệm rất nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể nên gây nhiều ảnh hưởng rất lớn đến các cơ quan khác. Vì vậy, bạn nên chú ý thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời, điều này giúp hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital