Vi khuẩn HP lây qua đường nào? Biểu hiện và phòng tránh

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Vi khuẩn HP dạ dày là bệnh phổ biến và thường gặp nhất do vi khuẩn HP gây nên. Nếu bệnh này không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy chúng ta nên làm gì để có thể bảo vệ dạ dày khỏe mạnh trước loại vi khuẩn nguy hiểm này. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vi khuẩn HP và vi khuẩn HP lây qua đường nào?

1. Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP chính là tên viết tắt của vi khuẩn Helicobacter pylori. Nó là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày, chủ yếu là ở lớp niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn có dạng hình xoắn, có lông mảnh ở một đầu giúp chúng dễ dàng di chuyển. Khi người bệnh nhiễm khuẩn HP nguy cơ cao dẫn đến viêm loét dạ dày – tá tràng và ung thư dạ dày.

2. Vi khuẩn HP lây qua đường nào?

Vi khuẩn Hp dạ dày có thể dễ dàng lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau. Điển hình như lây nhiễm qua đường dạ dày – dạ dày; đường miệng – miệng. Đặc biệt vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua đường phân – miệng và lây nhiễm qua dạ dày – miệng…

Đồng thời có thể thấy rằng tất cả các đối tượng từ người lớn đến trẻ em, nam giới hay nữ giới đều có thể nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào điều kiện môi trường, thói quen sống và tuổi tác mà khả năng nhiễm bệnh sẽ là khác nhau. Ở nước ta, theo thống kê có khoảng hơn 70% người trưởng thành bị nhiễm khuẩn HP.

Dưới đây là những con đường vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm:

Vi khuẩn HP là tên viết tắt của Helicobacter pylori sống chủ yếu ở niêm mạc dạ dày

Vi khuẩn HP là tên viết tắt của Helicobacter pylori sống chủ yếu ở niêm mạc dạ dày

2.1. Vi khuẩn HP lây qua đường nào? Qua đường dạ dày – dạ dày

Đây là một trong nhiều con đường lây nhiễm vi khuẩn HP dẫn đến bệnh dạ dày mà nhiều người thường không để ý đến. Vì vậy mà thống kê gần đây số bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP ngày một gia tăng. Nguyên nhân lây nhiễm qua dạ dày – dạ dày chủ yếu là do khi tiến hành nội soi dụng cụ nội soi không được đảm bảo thanh trùng kĩ lưỡng. Đặc biệt là đầu ống soi không được khử trùng. Vi khuẩn HP có thể tồn tại đến khi được đưa vào ống dạ dày của người khác. Đây chính là con đường lây nhiễm bệnh mà chúng ta không để ý, không phòng ngừa.

2.2. Lây nhiễm qua đường miệng – miệng

Khi test HP kết quả tìm thấy nhiều ở nước bọt, khoang miệng của người bệnh. Chính vì thế nên khi tiếp xúc với nước bọt hay dịch trong khoang miệng của người nhiễm vi khuẩn HP thì khả năng bạn bị lây nhiễm bệnh là rất cao. Kể cả khi bạn thường xuyên vệ sinh răng miệng thì tại các mảng bám hay cao răng vẫn có thể tồn tại vi khuẩn.

Chính vậy nên vi khuẩn có thể lây khi chúng ta hôn hay mớm thức ăn cho trẻ nhỏ. Bệnh cũng có thể lây nhiễm qua đường gián tiếp khác. Có thể kể đến như khi ăn uống dùng chung chén bát, đũa, cốc, bàn chải đánh răng… Vậy nên nhiều bạn nhiễm vi khuẩn HP mà hoàn toàn không biết vi khuẩn HP lây qua đường nào.

2.3. Lây nhiễm qua đường dạ dày – miệng

Khi nhiễm vi khuẩn HP sẽ có thể gây ra các bệnh lý như viêm loét đau hay chảy máu dạ dày – tá tràng,… Những bệnh này thường gây ra một số triệu chứng đặc biệt như là trào ngược acid dạ dày, nôn trớ ở trẻ nhỏ, ợ chua, ợ nóng…. Chính vì những bất thường này mà có thể gia tăng khả năng lây nhiễm bệnh sang cho người thân. Những người thường xuyên sinh sống cùng có khả năng bị vi khuẩn HP lây qua đường dạ dày – miệng

2.4. Vi khuẩn HP lây qua đường nào? Đường phân – miệng

Ngoài lớp niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP còn tồn tại trong phân của người bệnh. Chính vì thế nếu như các bạn không có ý thức giữ vệ sinh sạch sẽ, không thường xuyên rửa tay sau khi đi vệ sinh hay khi chế biến món ăn thì có vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công. Một số động vật như ruồi, gián,…. cũng có thể là con đường trung gian gây nên việc nhiễm vi khuẩn HP. Khi các con vật này tiếp xúc với thức ăn hàng ngày của chúng ta sẽ để lại các vi khuẩn có hại sức ở ở bề mặt đồ ăn.

Các bạn nên nắm được cách phòng bệnh dạ dày do vi khuẩn HP để bảo vệ bản thân và hạn chế lây nhiễm sang cho người khác.

 

Vi khuẩn HP có thể bị tiêu diệt bởi cơ chế hoạt động của thuốc kháng sinh

Vi khuẩn HP có thể bị tiêu diệt bởi cơ chế hoạt động của thuốc kháng sinh

4. Những biểu hiện khi nhiễm vi khuẩn HP như thế nào?

Các triệu chứng điển hình của việc nhiễm vi khuẩn HP như:

4.1 Ở người lớn

– Thường xuất hiện các cơn đau bất ngờ ở vùng thượng vị. Đặc biệt hơn hay xuất hiện sau khi ăn no.

– Xuất hiện tình trạng bị ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, chướng bụng, cảm giác đầy hơi.

– Người bệnh sẽ thường bị buồn nôn và cảm giác thức ăn bị trào ngược lên cổ họng và miệng. Từ đó gây hôi miệng rất khó chịu và làm bạn mất tự tin.

– Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy nhược, chán ăn dẫn đến sụt cân.

– Có thể xuất hiện phân màu đen đôi khi có lẫn cả máu.

4.2 Ở trẻ em

Ở trẻ em thường không có các triệu chứng rõ ràng. Vậy nên bạn rất khó khăn trong việc phát hiện vi khuẩn HP dạ dày. Các biểu hiện thường gặp như:

– Trẻ trở thường xuyên xanh xao, gầy yếu, mệt mỏi và sụt cân.

– Trẻ bị đau bụng liên tục, đặc biệt là sau khi ăn.

– Bé thường có các tình trạng như chướng bụng, buồn nôn và hôi miệng.

– Có thể sẽ xuất hiện tiêu chảy hay táo bón thường xuyên.

Vi khuẩn HP có thể gây ra những cơn đau bụng, mệt mỏi khiến cơ thể suy nhược

Vi khuẩn HP có thể gây ra những cơn đau bụng, mệt mỏi khiến cơ thể suy nhược

5. Phát hiện mắc bệnh HP dạ dày do vi nhiễm khuẩn HP

Bạn không thể tự chuẩn đoán mình có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không và nguyên nhân lây bệnh là gì. Để có thể xác định chính xác bạn nên đến các cơ sở y tế để được làm các xét nghiệm. Cụ thể các hoạt động khám bệnh như:

Nội soi dạ dày, bạn nên lưu ý nhịn ăn và uống nước khoảng 8h để đạt hiệu quả.

– Kiểm tra hơi thở: có ưu điểm độ chính xác cao, cách thực hiện đơn giản. Bạn chỉ cần thổi hơi vào dụng cụ kiểm tra chuyên khoa mà không cần can thiệp vào bên trong dạ dày.

– Xét nghiệm phân: khi bị nhiễm vi khuẩn HP thì trong phân của người bệnh sẽ có một lượng vi khuẩn. Vậy nên việc xét nghiệm này khá đơn giản và cho kết quả khá chính xác.

Xét nghiệm máu: Cách này thường ít sử dụng. Tuy nhiên cách này có thể cho kết quả không chính xác.

6. Các cách phòng tránh lây nhiễm HP

Để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP bạn có thể áp dụng một số biện pháp điển hình sau:

– Trước khi ăn uống và chế biến món ăn bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ. Việc vệ sinh bằng xà bông có khả năng loại trừ vi khuẩn nhằm ngăn chặn sự cư trú vi khuẩn ở tay. Từ đó hạn chế bị vi khuẩn tấn công vào đường tiêu hóa.

– Bạn nên sử dụng các thức ăn đã chín, hạn chế ăn đồ tái hoặc sống. Vì đây là những nơi cư trú mầm bệnh phổ biến nhất. Đồng thời hạn bạn nên chế ăn uống ở những quán không đảm bảo vệ sinh.

– Nếu phụ huynh bị nhiễm vi khuẩn HP thì không nên mớm cơm, cháo cho con. Điều này giúp hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm bệnh.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc vi khuẩn HP lây qua đường nào cũng như những việc nên làm khi mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP. Lời khuyên cho các bệnh nhân là nên chữa trị sớm, cũng như tuân thủ đúng phác đồ điều trị của các bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital