Ung thư phổi – bệnh ung thư nguy hiểm nhất thế giới

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư phổi chỉ chiếm khoảng 13% trong số tất cả các loại ung thư, nhưng tỷ lệ tử vong chiếm tới 28%. Ung thư phổi được coi là bệnh ung thư nguy hiểm nhất vì thường phát hiện muộn và tử vong cao. 

Ung thư phổi

Ung thư phổi là bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất ở cả nam và nữ.

1. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi

Hút thuốc lá chịu trách nhiệm tới 80-90% các trường hợp ung thư phổi. Không chỉ hút thuốc, mà hít phải khói thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: tiếp xúc với amiăng và khí radon, có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi, vv…

Hút thuốc lá gây ung thư phổi

Hút thuốc lá, hoặc hít phải khói thuốc lá là những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi.

Ai là người có nguy cơ mắc ung thư phổi?
– Người hút thuốc lá trên 30 năm
– Người trên 60 tuổi
– Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi
– Người từng xạ trị vùng ngực để điều trị ung thư trước đó
– Những người phơi nhiễm hóa chất độc hại tại môi trường làm việc, vv…

2. Ung thư phổi có rất ít triệu chứng ở giai đoạn sớm

Triệu chứng ung thư phổi

Triệu chứng ung thư phổi thường bao gồm khó thở, ho dai dẳng, ho ra máu, vv…

Ung thư phổi giai đoạn đầu thường không gây ra triệu chứng, cho đến khi khối u phát triển lớn và lây lan. Các triệu chứng có thể bao gồm:
– Ho càng ngày càng nặng hơn hoặc không hết
– Thở khó khăn, chẳng hạn như thở gấp
– Đau ngực liên tục
– Ho ra máu, ho ra dịch nhầy
– Giọng nói khàn
– Nhiễm trùng phổi thường xuyên, chẳng hạn như viêm phổi, viêm phế quản
– Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt
– Giảm cân không rõ nguyên nhân

3. Các phương pháp điều trị ung thư phổi

Phẫu thuật ung thư phổi

Nếu phát hiện sớm, ung thư phổi có thể điều trị được bằng các phương pháp phẫu thuật.

Nếu phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn đầu, ung thư phổi có khả năng chữa được bằng phẫu thuật. Đây cũng là phương pháp duy nhất có thể chữa khỏi bệnh.
Tuy nhiên, đa số các trường hợp được chẩn đoán ung thư phổi ở giai đoạn muộn, do đó việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Khi đó, các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị, điều trị trúng đích, vv… chỉ có thể kiểm soát bệnh, giảm nhẹ triệu chứng, giúp người bệnh sống lâu hơn chứ không giúp chữa khỏi bệnh.
Mặc dù vậy, với những tiến bộ y học ngày nay, nhiều bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn vẫn có thể sống khỏe mạnh trong thời gian dài.

4. Tiên lượng cho ung thư phổi khá nghèo nàn

ung-thu-phoi

TS.BS Lim Hong Liang là một trong số những bác sĩ điều trị ung thư giỏi từ Singapore, đang hợp tác điều trị tại Khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc.

Tiên lượng bệnh ung thư phổi khá thấp, tỷ lệ sống sau 5 năm nói chung chỉ có 16%. Tuy nhiên, những trường hợp được phát hiện ở giai đoạn đầu, cơ hội chữa bệnh tới 50%. Ở giai đoạn cuối, cơ hội chỉ còn 1%. Thời gian sống trung bình là khoảng 8 tháng.
Tỷ lệ sống khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào tuổi tác, phương pháp điều trị, khả năng đáp ứng với điều trị, vv… Tỷ lệ sống của ung thư phổi cao hơn ở các nước có nền y học phát triển như Singapore, Mỹ, Nhật.

5. Làm thế nào để phòng ngừa ung thư phổi?

Ung thư phổi là bệnh rất nguy hiểm, thường gây tử vong. Do đó, phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Một số biện pháp giúp phòng tránh ung thư phổi:
– Ngừng hút thuốc lá
– Hạn chế chất béo, tăng cường rau xanh, trái cây
– Tập thể dục đều đặn mỗi ngày
– Tầm soát ung thư phổi định kỳ ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital