Từ A-Z về hoạt động khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em

Hiện nay, trẻ em đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về sức khỏe, xã hội và môi trường. Điều này dẫn tới tình trạng tổn thương về mặt thể chất và cả về tinh thần của trẻ. Do đó, nhằm bảo vệ trẻ em, các hoạt động tuyên truyền ngày càng được đề cao, trong đó có hoạt động khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em.  

1. Những con số đáng báo động

Có một sự thật đáng buồn mà chúng ta cần phải nhìn nhận rằng trẻ em trên toàn thế giới đang gặp phải rất nhiều nguy hiểm. Theo nghiên cứu của tổ chức WHO năm 2023, có hơn 5 triệu trẻ em tử vong trong năm 2021, nghĩa là cứ mỗi 4.4 giây lại có một trẻ em tử vong vì nhiều lý do. Còn ở Việt Nam, mỗi ngày ghi nhận tới 39 trường hợp trẻ em qua đời. Đây quả thực là con số đáng báo động cho cả thế giới cần phải bảo vệ trẻ em nhiều hơn nữa.

Không chỉ vậy, tỉ lệ trẻ em đang mắc phải những bệnh tật nguy hiểm vẫn không ngừng tăng lên. Ngoài những nguyên nhân do di truyền thì với sức đề kháng yếu kém của trẻ, sẽ rất dễ mắc phải các căn bệnh như cúm, thủy đậu, tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não, sởi,… Những căn bệnh này đều rất nguy hiểm tới tính mạng của trẻ nếu không được chữa trị cẩn thận. Do đó, việc khám sức khỏe cho trẻ là vô cùng quan trọng.

Bảo vệ trẻ em

Trẻ em hiện nay cần được bảo vệ về mọi mặt

2. Tầm quan trọng của hoạt động khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em

Thực tế cho thấy, trẻ em chưa phát triển toàn diện về mặt sinh học, do đó, hệ miễn dịch của trẻ cũng chưa hoàn thiện. Điều này khiến cho trẻ rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm hay không thể tự kháng lại những mầm bệnh xuất hiện trong cơ thể trẻ. Khám sức khỏe sẽ giúp phát hiện sớm những mầm bệnh này, từ đó kịp thời điều trị để tránh những hậu quả không đáng có.

Đối với các bậc phụ huynh, khám sức khỏe cho trẻ sẽ giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quát về tình trạng cơ thể của con. Con có đủ chất dinh dưỡng hay chưa, con có phát triển bằng bạn bè hay không,… là những câu hỏi thường gặp của các bậc cha mẹ. Khám sức khỏe cho trẻ sẽ giúp cha mẹ giải đáp những thắc mắc trên.

Ngoài ra, khi đưa trẻ thăm khám sức khỏe, bậc phụ huynh sẽ nhận được những lời khuyên, các kiến thức về cách chăm sóc trẻ sao cho hợp lý cũng như xem xét được cách chăm sóc của mình hiện tại đã hợp lý hay chưa.

Khám sức khỏe cho trẻ còn đánh giá được sự phát triển về mặt tinh thần, về nhận thức và khả năng ngôn ngữ,… của bé. Từ đó xem xét trẻ có đang phát triển bình thường hay không. Điều này cũng giúp phát hiện các căn bệnh bẩm sinh như tự kỷ, thiểu năng trí tuệ,…

3. Trẻ em cần kiểm tra những gì khi thực hiện khám sức khỏe?

3.1. Khi nào nên khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em?

Nhiều bậc phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc khám sức khỏe cho con, tuy nhiên lại không biết nên cho trẻ đi khám khi nào. Cơ bản, cha mẹ cần lưu ý nên đưa trẻ đi khám định kỳ ít nhất là 1 năm một lần. Đối với những trẻ có một số vấn đề về sức khỏe thì nên thăm khám định kỳ ít nhất là 6 tháng/lần.

Tuy nhiên có những mốc thời gian cha mẹ cần đặc biệt chú ý:

– Trẻ từ 0 đến 6 tuổi

– Trẻ từ 7 đến 15 tuổi

– Độ tuổi thiếu niên từ 16 đến dưới 18 tuổi

Mỗi một độ tuổi cha mẹ lại cần lưu ý những cách chăm sóc và giáo dục trẻ khác nhau. Đối với trẻ từ 0 đến 6 tuổi, cha mẹ cần chú ý đến vấn đề phát triển thể chất cũng như bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường như dịch bệnh,… Với độ tuổi từ 7 đến 15 tuổi, cha mẹ không chỉ cần quan tâm đến vấn đề sức khỏe của trẻ mà còn quan tâm đến sự phát triển về tinh thần của trẻ, bởi đây chính là lứa tuổi dậy thì. Còn độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi, mặc dù trẻ cũng đã gần như phát triển hoàn toàn, tuy nhiên đây vẫn là độ tuổi cần quan tâm đến sức khỏe và nhận thức của trẻ để định hình cho sự trưởng thành sau này.

khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em

Cha mẹ nên cho bé đi khám sức khỏe định kỳ từ 1-2 lần/năm

3.2. Khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em cần thực hiện những gì?

Quy trình khám sức khỏe cho trẻ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố cũng như gói khám được lựa chọn để thực hiện. Tuy nhiên, quy trình thực hiện khám sức khỏe cho trẻ chủ yếu sẽ bao gồm:

Bước 1: Khám lâm sàng

Bé sẽ được đo các chỉ số sinh tồn như đo huyết áp, chỉ số BMI, khám các chuyên khoa như tai mũi họng, răng hàm mặt, khám mắt, da liễu,… nhằm đánh giá tổng quan về tình trạng lâm sàng của trẻ.

Bước 2: Xét nghiệm

Lấy mẫu xét nghiệm là vô cùng quan trọng trong hoạt động khám sức khỏe cho trẻ. Một số căn bệnh nguy hiểm với trẻ có thể được sàng lọc và phát hiện thông qua xét nghiệm máu và nước tiểu.

Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh

Đây là phương pháp giúp đánh giá tình trạng các cơ quan bên trong cơ thể của trẻ mà không cần thực hiện xâm lấn, nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên không phải trẻ em nào cũng có thể thực hiện phương pháp này bởi một số máy móc có thể ảnh hưởng đến trẻ, điển hình như tia X từ máy chụp X-quang và chụp cắt lớp CT.

Bước 4: Đọc kết quả

Bác sĩ sẽ thực hiện đọc kết quả khi trẻ đã hoàn thành tất cả các danh mục trước đó và có kết quả. Tại đây bác sĩ sẽ đưa ra những kết luận và chẩn đoán của bản thân. Trẻ có thể được chỉ định thực hiện thêm một số danh mục khác nếu có kết quả nào chưa rõ ràng. Các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý, lắng nghe những chỉ dẫn và lời khuyên từ bác sĩ dù trong bất kỳ trường hợp nào.

Khám mắt

Khám mắt là một trong những danh mục trong bước thăm khám lâm sàng

Khám sức khỏe cho trẻ đòi hỏi quy trình thực hiện phải đảm bảo uy tín, nhanh chóng và chính xác. Do đó, cha mẹ cần lựa chọn cơ sở y tế đảm bảo những yếu tố trên để thực hiện khám sức khỏe cho trẻ. Vậy hãy đến với Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Tại đây sở hữu trang thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh bao gồm máy chụp CT, MRI,…  cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi với trên 30 năm kinh nghiệm trong hoạt động thăm khám sức khỏe chủ động. Ngoài ra, với không gian thăm khám rộng rãi, TCI xây dựng các khu vui chơi dành riêng cho các bé, giúp giảm sự căng thẳng và tạo cảm giác thân thuộc trong suốt quá trình thăm khám sức khỏe.

Trên đây là những thông tin nhằm cung cấp cho đọc giả những kiến thức về hoạt động khám sức khỏe cho trẻ em. Từ đó hy vọng trẻ em sẽ luôn được sống một cách khỏe mạnh và phát triển trong sự yêu thương của tất cả chúng ta.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital