Trường hợp nào có thể chọc dò khớp gối?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Chọc dò khớp gối hay còn được gọi là chọc hút dịch khớp gối, là thủ thuật cần thiết trong điều trị tràn dịch khớp gối và các bệnh lý viêm nhiễm khớp gối. Thủ thuật này không quá phức tạp nhưng cần thực hiện ở các cơ sở chuyên khoa uy tín.

Mục đích của chọc dò khớp gối

Trường hợp nào có thể chọc dò khớp gối?

Chọc hút dịch khớp gối là thủ thuật hút bớt lượng dịch khớp dư thừa trong khớp gối bằng kim nhỏ.

Chọc hút dịch khớp gối là thủ thuật hút bớt lượng dịch khớp dư thừa trong khớp gối bằng kim nhỏ. Mục đích của thủ thuật này là giúp chẩn đoán các bệnh lý ở khớp gối như viêm khớp mủ ở đầu gối, tràn dịch khớp gối, viêm màng hoạt dịch khớp không đặc hiệu hay tình trạng tràn máu ổ khớp gối sau khi chấn thương.

Đây là thủ thuật đơn giản tuy nhiên cần phải thực hiện tại cơ sở chuyên khoa uy tín. Đồng thời, cần phải tuân thủ và đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và nguyên tắc vô trùng nhằm đạt hiệu quả tốt nhất cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Trường hợp được và không được chọc dò khớp gối

Chọc dò khớp gối được chỉ định và chống chỉ định trong các trường hợp sau:

Chỉ định xét nghiệm dịch khớp gối trong trường hợp:

  • Viêm màng hoạt dịch khớp gối chưa rõ nguyên nhân.
  • Viêm màng hoạt dịch khớp gối nghi ngờ bị nhiễm khuẩn, lao.
  • Viêm màng hoạt dịch khớp trong các bệnh lý về khớp gối như thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính thiếu niên, viêm khớp vẩy nến,…
  • Tràn dịch khớp gối sau chấn thương.
  • Tràn dịch khớp gối chu kỳ.
Trường hợp nào có thể chọc dò khớp gối?

Chọc dò khớp gối thường được áp dụng nhằm chẩn đoán bệnh tràn dịch khớp gối, viêm màng hoạt dịch khớp,…

Chọc dò khớp gối chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Người mắc bệnh ưa chảy máu.
  • Người đang điều trị bằng thuốc chống đông máu.
  • Người bị tổn thương vùng da ở khớp gối, ngay tại vị trí cần chọc hút dịch khớp gối.

Lưu ý: Cần hết sức thận trọng khi chọc hút dịch khớp gối ở những người cao huyết áp, suy tim, tiểu đường hoặc chưa được kiểm soát đường máu, người suy giảm miễn dịch nặng (do HIV).

Chọc dò khớp gối được tiến hành như thế nào?

Nguyên tắc khi chọc hút dịch khớp gối:

  • Thủ thuật cần phải được tiến hành trong phòng tiểu phẫu.
  • Thực hiện theo đúng kỹ thuật, vô trùng tuyệt đối
  • Bệnh nhân được thực hiện chọc hút dịch khớp gối phải tự nguyện và hợp tác trong quá trình thực hiện.
  • Dịch khớp cần phải được xét nghiệm trong vòng 8 tiếng ở nhiệt độ phòng và trong 24 giờ nếu được bảo quản dịch ở nhiệt độ từ 4-8°C.
Trường hợp nào có thể chọc dò khớp gối?

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám và chọc dò khớp gối

Các bước tiến hành chọc dò khớp gối

Bước 1: Bác sĩ sử dụng một cây bút để đánh dấu vị trí khớp gối cần đưa kim vào chọc hút.

Bước 2: Sát trùng khớp gối cần chọc hút bằng bông cồn iod 1% thật kỹ.

Bước 3: Tiêm thuốc gây mê hoặc xịt thuốc tê lên vùng da ở khớp gối.

Bước 4: Tiến hành chọc và hút dịch khớp bằng bơm tiêm nhựa vô trùng và kim vô khuẩn.

Bước 5: Dán băng dính vô trùng lên vị trí khớp gối vừa được chọc kim sau khi chọc hút dịch khớp gối.

Bước 6: Băng chun khớp gối cố định tạm thời nếu cần thiết.

Nếu cần tư vấn về trường hợp nào có thể chọc dò khớp gối bạn nên đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ  theo số 0936 388 288 hoặc 1900 558892 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital