Triệu chứng bệnh sởi bạn cần biết

Tham vấn bác sĩ

Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng… vì vậy cần phát hiện sớm những triệu chứng bệnh sởi để được chẩn đoán và đoán và điều trị hiệu quả.

1. Triệu chứng bệnh sởi bạn cần biết

Các dấu hiệu bệnh sởi khác nhau tùy từng giai đoạn tiến triển của bệnh, cụ thể như sau:

Thời kỳ ủ bệnh: Trung bình là 10 ngày (có thể thay đổi từ 7đến 18 ngày): trẻ có thể sốt nhẹ.

Thời kỳ khởi phát: Đây là thời kỳ hay lây nhất, kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Người bệnh thường có dấu hiệu sốt nhẹ hoặc sốt cao 39,5oC đến 40oC, có thể có sốt cao co giật, kèm mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ đau khớp.

Nổi nốt đỏ, sốt có thể cảnh báo triệu chứng bệnh sởi

Nổi nốt đỏ, sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh sởi

Thời kỳ toàn phát: Ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 gờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, 2 tay và sau cùng là 2 chân trong từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 của bệnh. Ban sởi màu hồng nhạt, ấn vào mất, thường kết dính lại.

2. Chăm sóc người bệnh sởi

Không có vắc-xin nào đạt hiệu quả 100%. Nếu mới tiêm phòng sởi mũi 1, chỉ đạt trên 80%, tiêm xong mũi 2 đạt trên 90%. Như vậy, trẻ mới tiêm mũi 1 có thể vẫn lây mắc sởi dù tỷ lệ này rất thấp.

– Thường xuyên rửa mặt, lau miệng cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm.

 

– Kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa.

– Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như kiêng dùng các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cá hoa vàng, cua, tôm càng, tôm nõn, cá diếc, sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa, các loại côn trùng như chấu chấu, kén nhộng, các loại rau kích thích như ớt, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải…

– Trong giai đoạn bị bệnh sởi, nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và uống nhiều nước hoa quả. Cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê, đào… sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

– Khi bị sởi, trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều, vì vậy cần phải được bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, khoảng 6 -8 cốc nước/ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể. Không nên uống các loại nước kích thích, có ga.

Trẻ bị sởi, cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách và theo dõi thường xuyên

Trẻ bị sởi, cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách và theo dõi thường xuyên

– Nhỏ thuốc mũi hoặc mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3, 4 lần/ngày

– Nếu trẻ không bị biến chứng thì tuyệt đối không dùng kháng sinh, chỉ nên dùng B1, vitamin C liều cao. Nếu trẻ bị biến chứng khi liên tục bị sốt thì nên hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ và đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để theo dõi và điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital