Trị sổ mũi ở trẻ em đúng cách các mẹ đã biết chưa?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Trị sổ mũi ở trẻ em vệ sinh vùng mũi cho trẻ là điều rất cần thiết, nhưng nếu vệ sinh hút mũi bơm rửa mũi sai cách, có thể làm tăng thêm cơ hội lây nhiễm vi khuẩn xuống họng gây các bệnh lý viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi.

1. Nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ em

Sổ mũi ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân

Sổ mũi ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân

1.1 Do bệnh lý

Nguyên nhân đầu tiên gây sổ mũi ở trẻ em là do cảm lạnh, cúm. Thường thì triệu chứng đến rất nhanh như ho, sốt nhẹ, sổ mũi và có thể dai dẳng khoảng 7-10 ngày nếu trẻ bị cúm.

Nếu tình trạng sổ mũi của trẻ kéo dài, kèm theo đó là dịch mũi màu vàng, xanh thì có thể là do nhiễm vi khuẩn. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh như viêm VA, viêm xoang, viêm niêm mạc quanh xoang mũi. Vi khuẩn khi có thể lan tỏa và dẫn đến biến chứng nguy hiểm ở trẻ như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa

1.2 Môi trường, thời tiết

Khi thời tiết vào lạnh có thể khiến trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi, các mùi, bụi bẩn trong không khí có  thể khiến trẻ bị sổ mũi đi kèm với hắt hơi, mắt đỏ và ngứa, đặc biệt hay gặp ở trẻ bị viêm mũi dị ứng.

1.3 Dị vật trong mũi

Ít gặp nhưng mẹ cũng không được chủ quan, trường hợp bé bị sổ mũi do các dị vật mắc trong mũi, có thể chảy máu và gây ra đau đớn. Trường hợp này, con cần được cấp cứu để loại bỏ dị vật ra khỏi mũi.

2. Điều trị sổ mũi ở trẻ em như thế nào?

2.1 Sai lầm trong điều trị sổ mũi ở trẻ em

Trị sổ mũi ở trẻ em không phải cứ hút mũi, bơm rửa là tốt

Trẻ bị sổ mũi không phải cứ hút mũi, bơm rửa là tốt

– Áp lực khi hút mũi không thể chính xác, nếu mạnh quá sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi  của trẻ.

– Phản xạ nuốt của trẻ còn yếu nên nếu bơm nhanh quá có thể sẽ làm trẻ sặc vào phổi (điều này rất nguy hiểm).

– Dụng cụ không thể vô trùng, ống bơm rửa không thể sạch bằng cách rửa thông thường, tại bệnh viện muốn hút đàm từ mũi, thì phải dùng dụng cu vô trùng.

– Các thao tác mạnh tay có thể làm trẻ sợ hay sang chấn tâm lý, sau này có đưa cái gì vào mặt hay mũi bé sẽ sợ hoảng lên.

Do đó việc vệ sinh bằng cách hút mũi hay bơm rửa nên cho trẻ đi thăm khám để các bác sĩ Nhi khoa thực hiện cho con.

2.2 Cách điều trị sổ mũi ở trẻ em đúng

Mẹ nên nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào trong mũi của bé.

Mẹ nên nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào trong mũi của bé.

Mẹ nên nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào trong mũi của bé.

Lấy khăn giấy sạch (loại mềm không dễ bị tơi) hoặc vải mềm sạch thấm và lau sạch nước mũi cho trẻ.

Cho con bú đủ, uống nhiều nước.

Nếu trẻ không đỡ hãy cho con đi thăm khám để các bác sĩ kiểm tra và điều trị hiệu quả cho con.

3. Phòng ngừa sổ mũi ở trẻ em

– Mẹ nên xem lại nhiệt độ phòng xem có nóng nực hay có lạnh quá không

– Trẻ sau khi đi ra ngoài về cần nhỏ mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lý, sau khi tắm xong cũng nên nhỏ mũi cho con vì quá trình tắm có thể khiến virus, vi khuẩn xâm nhập vào mũi trẻ.

– Nên tránh các khu vực nhiều khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá, những khu vực ẩm ướt, nấm mốc và virus, vi khuẩn có thể tồn tại và gây bệnh thì cũng nên hạn chế cho con tiếp xúc.

– Cần mặc quần áo ấm cho bé để tránh con bị cảm lạnh gây sổ mũi.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital